Khớp gối thoái hoá
Là sự mòn của sụn che phủ ở đầu xương trong khớp.
Hình ảnh điện quang sụn khớp gối bình thường.
Khoang giữa xương đùi phía trên và xương chày phía dưới là độ dầy của sụn khớp.
Ở khớp gối, đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày, và mặt sau của xương bánh chè, được che phủ bởi sụn khớp. Vận động của khớp được trượt trên bề mặt của các sụn này.
Mức độ mòn khớp
– Sụn khớp mòn không hoàn toàn, biểu hiện là giảm độ dầy của sụn khớp, làm cho bề mặt của nó trở nên không đều, cản trở tới vận động, gây đau. Trên phim chụp chỉ ra hẹp khe khớp, càng hẹp chứng tỏ thoái hoá càng nặng.
– Sụn khớp mòn hoàn toàn , tức là mất hoàn toàn sụn khớp: tiếp xúc của khớp là xương với xương, điều này giải thích tại sao bệnh nhân lại rất đau. Trên phim chụp có sự hẹp khe khớp hoàn toàn cùng với mất đường khớp, thường thấy có cả hiện tượng ăn mòn xương.
– Thoái hoá khớp có thể dẫn tới tổn thương sụn chêm, thường phối hợp với các hình thái khác như xương mọc chồi lên ở rìa ngoài khớp (gai xương) như trên phim chụp
Vị trí thoái hoá khớp gối
Thoái hoá khớp gối có thể bán phần hay toàn bộ gối, người ta căn cứ vào vị trí giải phẫu của gối mà chia ra như sau:
– (1) Thoái hoá đùi – chày trong (arthrose fémoro-tibiale interne) hẹp khe khớp biểu hiện ở khoang khớp bên trong
– (2) Thoái hoá đùi – chày ngòai (arthrose fémoro-tibial externe) hẹp khe khớp biểu hiện ở khoang khớp bên ngoài
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
– (3) Thoái hoá đùi – bánh chè (arthrose fémoro-patellaire) hẹp khe khớp biểu hiện ở khớp đùi – bánh chè, ở giữa xương đùi và xương bánh chè.
– Thoái hoá toàn bộ (arthrose globale)hẹp khe khớp thể hiện trên toàn bộ các khớp.
Nguyên nhân thoái hoá
– Trục của chi dưới có thể là một yếu tố thuận lợi cho thoái hoá khớp. Trục của chi dưới khác nhau ở mỗi người: Có thể là gối vẹo trong (khớpgối chữ “O”) tức là khi đứng thẳng hai gối tách nhau ra: hình thái này thường gặp. Ngược lại, gối vẹo ngoài (khớpgốichữ “X”) hai gối sáp lại gần nhau, nhưng cổ chân thì lại tách xa nhau. Gối vẹo trong thì chuyển trọng tâm của gối vào phía trong làm tăng sức nặng đè lên khoang trong gối nên thường dẫn tới thoái hoá khớp ở bên trong. Với gối vẹo ngoài thì quá trình lại ngược lại.
Khớp gối chữ “O” và khớp gối chữ “X”
–Trọng lượng cơ thể cũng là một yếu tố thuận lợi do khớp liên tục chịu một tải trọng lớn.
– Đôi khi không có bất cứ nguyên nhân nào, khớp gối vẫn bị thoái hoá dần theo thời gian cùng với tuổi già.
– Thoái hoá khớp thứ phát sau chấn thương cũ ở gối :
– Gẫy các xương đùi, xương chày, xương bánh chè nội khớp
– Đứt dây chằng cũ , đặc biệt là dây chằng chéo trước ,
– Thương tổn sụn chêm, đặc biệt nếu sụn chêm bị lấy bỏ. Đây là nguyên nhân thường gặp vì sụn chêm có vai trò như tấm đệm trung gian giữa xương đùi và xương chày.
– Những bệnh ở gối: có thể là nguyên nhân gây thoái khớp :
– Nhiễm khuẩn
– Thấp khớp ( đặc biệt trong viêm đa khớp dạng thấp )
– Hoại tử xương (hoại tử vô khuẩn một phần của xương), đặc biệt hay gặp ở lồi cầu đùi
Các dấu hiệu lâm sàng
- Triệu chứng thường gặp nhất của thoái hoá khớp là đau. Đây là dấu hiệu báo động cho bệnh nhân, chính dấu hiệu đau đưa bệnh nhân tới khám bệnh, trước triệu chứng đau cần phải khám bệnh và chụp điện quang, đồng thời chính dấu hiệu đau quyết định hướng điều trị.
- Cứng khớp gối thường xuất hiện rất muộn, biểu hiện là hạn chế vận động gấp và duỗi gối.
- Muộn hơn nữa, các dấu hiệu của thoái hoá khớp trở nên rõ ràng hơn, có thể làm biến dạng khớp gối: chi dưới bị cong , có thể vẹo vào trong, hoặc ra ngoài một cách rõ ràng.
- Các triệu chứng ngày càng tăng nặng , việc đi lại trở nên hạn chế, có thể phải dùng đến nạng
Điều trị thoái hoá khớp gối
Mục đích chính của điều trị khớp gối là giảm đau. Cho tới nay, chưa có một phương pháp điều trị nào cho phép tái sinh lại sụn khớp đã hỏng: Những thuốc hiện đang có đều chưa có những bằng chứng chứng tỏ tính hiệu quả của nó. Ghép sụn khớp vẫn còn trong giai đoạn thực nghiệm.
Khởi đầu bao giờ cũng điều trị vật lý và điều trị bằng thuốc. Thất bại trong điều trị này cùng với dấu hiệu đau vẫn tiếp tục dai dẳng và tăng nặng lên, xuất hiện thêm những thay đổi về hình thái của chi dưới lúc đó mới cần có can thiệp ngoại khoa.
Điều trị ngoại khoa:
Có hai khả năng của điều trị ngoại khoa:
- Đục xương sửa trục của chi dưới để lấy lại cân bằng và phân phối lại khả năng chịu lực cho khớp gối.
- Thay khớp gối với mục đích thay sụn khớp đã bị hỏng.
Originally posted 2010-08-01 13:47:13.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !