1. Chỉ định.
Phong bế thần kinh chẩm Arnold được sử dụng trong cả chẩn đoán, điều trị trong chứng đau thần kinh chẩm.
2. Đặc điểm giải phẫu.
Dây thần kinh chẩm Arnold được tạo thành từ các rễ C1, C2, C3, đi ra vùng gáy chẩm, có điểm xuất chiếu ở hõm bên của xương chẩm và phân bố cho vùng sau sọ. Dây thần kinh chạy cùng với động mạch chẩm, nên có thể xác định vị trí thần kinh chẩm bằng cách bắt động mạch chẩm ở bên cạnh đỉnh gáy.
3. Kỹ thuật.
– Bệnh nhân ở tư thế ngồi cúi đầu, dây thần kinh chẩm ở vị trí điểm chính giữa ụ xương chũm và ụ chẩm lớn ở đường gáy trên.
– Chuẩn bị bệnh nhân bằng kiểu vô trùng tiêu chuẩn, dùng kim 2,5cm, 21-25-gauge xuyên thẳng góc với đường gáy trên, trước khi kim chạm vào màng xương sọ, có thể bệnh nhân thấy xuất hiện những dị cảm trong vùng chi phối của dây thần kinh chẩm. Nếu kim chạm vào màng xương bệnh nhân sẽ rất đau, khi đó phải rút kim nhích ra.
– Sau khi hút bơm tiêm không có máu, tiến hành bơm 3-5ml thuốc tê cục bộ để phong bế thần kinh chẩm (Hình 3.2).
Hình 3.2. Vị trí phong bế thần kinh chẩm
Cũng có thể dùng dòng điện kích thích để xác định thần kinh chẩm. Dùng kim dài 4cm xuyên vào dưới da dọc theo 1/3 giữa của đường gáy trên, rồi bơm 5ml thuốc tê cục bộ để phong bế thần kinh chẩm lớn và bé.
4. Biến chứng.
– Tiêm vào mạch máu gây độc toàn thân, đặc biệt là khi sử dụng lượng thuốc lớn.
– Chảy máu do tổn thương động mạch, tĩnh mạch chẩm.
– Tổn thương thần kinh thứ phát do tiêm vào thần kinh gây nên tình trạng tê kéo dài ở phần dưới của da đầu.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Originally posted 2010-07-25 13:44:02.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !