(ĐTĐ) – Những cơn đau hông buốt và nhói xuất hiện thường xuyên, liên tục ở các mẹ bầu tăng cân quá mức, mẹ bầu mang song thai, đa thai, mẹ bầu hay vận động nặng…
Mẹ bầu phải đối phó với những cơn đau hồn đến thường xuyên, khi thai nhi phát triển tới một mức độ nhất định. Chứng đau hông này có thể lan xuống phần dưới hông, thậm chí, mẹ bầu còn cảm nhận được đau ê ẩm ở vùng thắt lưng.
Dây thần kinh hông chạy từ tử cung đên chân của mẹ bầu và nó là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Khi cổ tử cung lớn dần lên, gây khó chịu và đau đớn lên hông. Và đây dấu hiệu bình thường do xương chậu phải chuẩn bị cho ngày sinh nở. Hormone khi mang bầu làm lỏng các dây chằng, làm mềm xương chậu và khiến khung xương ở đây có chút ít thay đổi về kết cấu. Các mẹ bầu thường có những cơn đau ê ẩm, mức độ tùy theo thời gian khác nhau.
Những cơn đau hông buốt và nhói này xuất hiện thường xuyên, liên tục ở các mẹ bầu tăng cân quá mức, mẹ bầu mang song thai, đa thai, mẹ bầu hay vận động nặng… Đến tháng thứ 5, cơn đau hông của mẹ bầu thường tăng lên, và thời gian chiều tối, mức độ đau nhiều nhất khi khi đấy, mẹ bầu thường đã bị mệt mỏi.
Mẹ bầu bị đau hông có ảnh hưởng đến sinh sản?
Khi gặp hiện tượng này, mẹ bầu nên bình tĩnh để tìm biện pháp đối phó bởi đây là điều thường gặp khi mang thai. Nếu tình trạng mẹ bị đau hông, đau thắt lưng không quá trầm trọng, thì mẹ yên tâm vì không có nguy cơ gì cho thai nhi. Nhưng bạn đừng cố chịu đựng các cơn đau của mình, hãy tới phòng khám để xin sự tư vấn của bác sĩ để yên tâm hơn. Phần lớn các cơn đau dây thần kinh hông khi “bầu bí” chỉ là tạm thời. Nó sẽ tự nhiên mất đi trước khi chuyển dạ hoặc sau khi sinh. Nếu sau sinh, cơn đau không thuyên giảm, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
Giúp mẹ bầu hạn chế những cơn đau hông
Vận động thích hợp
Nên vận động đôi chân một chút thay vì đứng hoặc ngồi quá lâu. Nếu phải đứng trong thời gian dài, thử dồn trọng lượng cơ thể vào một chân, chân còn lại được nghỉ ngơi bằng cách kê chân lên một cái hộp hoặc một đồ vật chắc chắn, thấp. Nên đổi chân thường xuyên.
Tập thể dục đều đặn cũng có tác dụng giảm thiểu những cơn đau vùng hông. Tập thể dục còn giúp bạn kiểm soát trọng lượng và giảm thiếu chứng phù nề, tránh được áp lực và những cơn đau lên vùng xương chậu.
Bên cạnh đi bộ và luyện tâp yoga, mẹ bầu cũng nên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để tránh những cơn đau hông trong giấc ngủ. Đi bộ giúp lưu thông huyết mạch, thư giãn và giảm thiểu những cơn đau cho cơ thể.
Lưu ý khi làm đẹp
Mẹ bầu nên chọn trang phục thoải mái, nhẹ nhàng tránh việc cơ thể bị gò bó. Mẹ bầu không nên đi những đôi giày cao gót, khiến cho cơ thể mẹ bầu mất cân bằng, xương chậu bị nghiêng sẽ xuất hiện cơn đau. Như trên chúng ta đã nói, dây thần kinh hông chạy từ cổ tử cung xuống tận chân, nên đi giầy chật quá khiến chân bị thương, thì những cơn đau hông cũng từ đó xuất hiện.
Thời gian nghỉ ngơi phù hợp
Những mẹ bầu công sở, một ngày ngồi quá nhiều, giữa giờ nên đi lại, vận động, hoặc có thể dùng gối để ngồi và tựa. Mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý không nên đứng và ngồi quá nhiều trong ngày. Khi nghỉ ngơi, mẹ bầu nên thay đổi tư thế ngủ hợp lý giữa các thời kỳ. Ngủ đúng tư thế sẽ xoa dịu các cơn đau hông.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý không được lao động quá sức, hạn chế những tác động bên ngoài lên bụng và hông.
Tránh tăng cân quá mức
Trọng lượng tăng quá nhanh cũng là nguyên nhân gây tổn thương các đốt sống, xương chậu. Vì vậy, nên cân đối ăn uống để tăng cân từ từ theo tuần tuổi của thai nhi.
Nguồn Webphunu.net
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !