1. Chỉ định.
Phong bế thần kinh được sử dụng để chẩn đoán, tiên lượng và điều trị các chứng đau:
– Phong bế thần kinh chọn lọc được chỉ định để xác định nguyên nhân gây đau đối với các nhánh thần kinh có vùng phân bố khu trú đặc hiệu, và các cơ chế khác liên quan đến sự phát sinh đau.
– Phong bế chẩn đoán cho phép thu hẹp các chẩn đoán phân biệt về vị trí và nguyên nhân gây đau.
– Phong bế tiên lượng được dùng để ước lượng kết quả có thể có từ thủ thuật hủy thần kinh.
– Phong bế thần kinh điều trị được chỉ định để giảm đau sau mổ, sau chấn thương và đau hậu quả từ tình trạng tự giới hạn. Phong bế thần kinh có thể cho phép giảm đau nhanh và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân trong một chương trình phục hồi chức năng toàn diện. Phong bế thần kinh liệu pháp có thể làm cắt đứt vòng đau bệnh lý đủ để cho phép một giảm đau kéo dài.
2. Chống chỉ định.
2.1. Chống chỉ định tuyệt đối.
– Nhiễm khuẩn cục bộ tại vị trí tiêm.
– Tình trạng da không cho phép tiến hành công tác vô khuẩn tại chỗ.
– Tồn tại khối u tại vị trí tiêm.
– Tiền sử có dị ứng với thuốc tê cục bộ.
– Giảm dung lượng máu nặng (cho kỹ thuật phong bế mà có thể dẫn đến phong bế giao cảm trực tiếp).
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
– Thiếu hụt các yếu tố đông máu toàn bộ (gross coagulation defects).
– Nhiễm khuẩn huyết.
– Tăng áp lực nội sọ (tủy, đuôi ngựa và ngoài màng cứng).
– Novocain không thể dùng với liều lớn hơn 600mg, bởi vì có thể gây met-hemoglobin.
– Sử dụng corticosteroid có bảo quản chống phân hủy bị chống chỉ định trong kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng và dưới nhện bởi vì có thể gây ra cơn tai biến ngập máu và phá hủy hệ thần kinh trung ương lâu dài.
2.2. Chống chỉ định tương đối.
– Các bệnh lý toàn thân mà khi phong bế có thể đưa bệnh nhân đến tình trạng nguy hiểm như: hẹp động mạch chủ, bệnh phổi nặng, thiếu máu tế bào hình liềm.
– Các bệnh lý thần kinh có trước đó như: bệnh xơ cứng rải rác hoặc bệnh xơ cột bên teo cơ, mà bệnh có thể bị xấu đi trong khi gây tê khu vực.
3. Tai biến và biến chứng.
– Biến chứng hay gặp nhất trong phong bế thần kinh là hạ huyết áp do phong bế giao cảm, đặc biệt là ở những bệnh nhân giảm dung lượng máu và các kỹ thuật phong bế một vùng rộng lớn của cơ thể như phong bế ngoài màng cứng hoặc tủy sống.
– Quá liều thuốc tê hoặc tiêm thuốc tê vào mạch máu có thể gây độc thần kinh trung ương, đôi khi có thể gây ngừng tim ngừng phổi.
– Tổn thương dây thần kinh do kim tiêm chạm vào, tuy nhiên biến chứng này ít xảy ra đặc biệt là đối với các kim đầu vát ngắn.
– Nhiễm trùng da và khớp, abcess ngoài màng cứng, viêm màng não, viêm dính màng nhện…có thể xảy ra với các thủ thuật tiêm. Tuy nhiên nếu da được chuẩn bị với kỹ thuật vô trùng tiêu chuẩn thì sẽ giảm được tối thiểu các nguy cơ nhiễm khuẩn.
– Các biến chứng khác tùy thuộc vào vị trí phong bế, sẽ được mô tả riêng.
4. Kỹ thuật.
– Xác định vị trí xuyên kim, rồi đánh dấu bằng ấn đầu bút bi đã thụt ngòi để tạo ra một vòng tròn nhỏ trên da.
– Vô trùng da tại vị trí tiêm: kỹ thuật vô trùng nghiêm ngặt được yêu cầu ở tất cả các thủ thuật tiêm, đặc biệt là đối với thủ thuật tiêm nội khớp. Da tại vị trí tiêm được cọ rửa bằng một thuốc sát trùng theo kỹ thuật xoáy ốc từ trong ra ngoài để giảm các vi sinh vật đến mức thấp nhất, thuốc thường được sử dụng là chlorhexidine, iodophore và cồn. Sau đó, điều quan trọng là phải đợi 2 phút sau khi bôi thuốc với bất kỳ thuốc nào để vi khuẩn bị diệt tối đa. Trong một số trường hợp cần phải cạo lông tóc để đảm bảo vô trùng cho thủ thuật tiêm. Kỹ thuật vô khuẩn được duy trì trong suốt quá trình thủ thuật.
– Gây tê bề mặt da bằng kim nhỏ có đường kính nòng 25-27 gauge với lidocain 1% (không có adrenalin).
– Sử dụng kim dài 4cm, đường kính nòng 21-25 gauge để xuyên qua da vào đến vị trí gây tê. Trước khi bơm thuốc vào, nhất thiết phải làm test hút bơm tiêm để chắc chắn mũi kim không ở trong lòng mạch máu, nếu test dương tính (hút ra máu) thì phải thay đổi vị trí mũi kim. Sau khi bơm thuốc xong, bơm rửa kim tiêm bằng một bơm tiêm khác có chứa một ít lidocain hoặc nước muối sinh lý. Rút kim ra rồi ấn lỗ kim lại để hạn chế chảy máu.
5. Sử dụng máy kích thích thần kinh.
Có thể xác định vị trí của thần kinh ngoại vi bằng máy kích thích thần kinh sử dụng dòng điện xung cường độ nhỏ có thể điều chỉnh được để khử cực mô thần kinh gần mũi kim. Cực âm của máy nối với kim, cực dương nối với một điện cực da. Ban đầu dùng cường độ dòng 10-20mA để thăm dò vùng tổng quát của dây thần kinh, sau đó giảm dần cường độ để khu trú gần dây thần kinh. Di chuyển kim sao cho đạt được sự co cơ cực đại với cường độ dòng nhỏ nhất. Nếu kim tiêm ở gần ngay dây thần kinh thì với kim cách điện chỉ cần dòng 0,5-0,1mA và với kim không cách điện là 1mA cũng đủ tạo ra kích thích vận động (Hình 3.1).
Hình 3.1. Xác định vị trí dây thần kinh bằng dòng điện kích thích
Tuy nhiên những xung điện kích thích không thể thay thế cho kiến thức về giải phẫu để điều chỉnh vị trí kim thích hợp. Các kim cách điện làm tăng thêm điểm mật độ dòng cực đại ở mũi kim và được sử dụng để xác định vị trí chính xác của các dây thần kinh đặc hiệu. Các kim không cách điện được sử dụng xác định vị trí của đa số các dây thần kinh, tuy nhiên cả đầu kim và cán kim có mật độ dòng đủ để kích thích thần kinh. Cơ ở khu vực co giật từ cán kim không cách điện không bị lẫn lộn với đáp ứng từ dây thần kinh.
Originally posted 2010-07-25 13:40:45.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !