1. Đặc điểm PT ổ bụng:
VLTL trước và sau PT ổ bụng được tiến hành theo những nguyên tắc chung áp dụng trong các trường hợp phẫu thuật. Nhưng có một số đặc điểm riêng đối với từng vết mổ:
– Các vết mổ bụng cao như trên rốn, dưới sườn thường làm BN đau khi thở sâu, do đó biến chứng hô hấp dễ xảy ra.
– Đối với vết mổ một bên thành bụng, làm BN đau khi giơ tay bên mổ, xoay và nghiêng mình về bân đối diện, nên họ thường hạn chế cử động này, và xu hướng nằm nghiêng bên mổ và hạn chế giơ tay.
– Tất cả mọi vết mổ bụng, nhất là vết mổ đường trắng giữa, làm cho BN có khuynh hướng khom lưng đề làm chùng cơ bụng chống đau, đồng thời không dám cử động chi dưới, làm tăng nguy cơ biến chứng tuần hoàn. Các vết mổ đường chéo và ngang cắt đứt một số cơ thành bụng có thể làm yếu cơ bung.
2. Mục đích PHCN:
– Tâm lý liệu pháp trước mổ rất quan trọng, bệnh nhân cần được giải thích cặn kẽ về cuộc mổ và tầm quan trọng của các phương pháp PHCN trước mổ và sau mổ.
– Hướng dẫn bệnh nhân những bài tập để bệnh nhân thực hiện sau khi mổ.
– Loại bỏ chất tiết ở phổi và đường hô hấp thêm.
– Ngăn ngừa biến dạng cột sống.
– Duy trì tầm vận động chi dưới.
3. Phương pháp PHCN trước phẫu thuật:
Chủ yếu là hướng dẫn BN tất cả các động tác cần thiết để BN thực hiện sau khi PT, gồm
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
– Hướng dẫn tư thế nằm trong dẫn lưu tư thế: nếu BN có nhiều đờm dãi.
– Hướng dẫn BN cách tập thở, tập ho, đặc biệt là phương pháp thở ngực, để BN áp dụng cho giai đoạn sau mổ, khi thành bụng còn vết mổ đau sẽ hạn chế tham gia hô hấp.
+ Tập thở: giãn căng lồng ngực tối đa.
+ Tập ho: dùng tay đỡ lên thành bụng vùng vết mổ.
– Hướng dẫn BN tập vận động:
+ Cử động vai: hướng dẫn tập chủ động, chủ động có trợ giúp đối kháng trong các cử động giơ cao.
+ Cử động chân: Làm cử động gập duỗi chân và các ngón chân, gồng cơ tứ đầu đùi và cơ mông lớn, gập háng và gối nhưng không nhấc gót lên khỏi mặt giường, cử động này không làm BN đau trong những ngày đầu sau mổ.
– Sửa tư thế: BN phải ngồi ngay ngắn, đè đồng đều lên 2 mông, 2 vai hơi đưa ra sau và ngang bằng.
4. PHCN sau phẫu thuật.
Thực hiện những động tác đã hướng dẫn BN trước khi PT, gồm: Trong 1-2 ngày đầu yêu cầu BN sửa tư thế, tập cử động vai và bàn chân, gồng cơ tứ đầu đùi và cơ mông lớn, tập thở, tập ho và dẫn lưu tư thế nếu không có chống chỉ định. Khuyến khích BN ngồi dậy, đi lại sớm để tránh dính ruột. Tập cột sống vào ngày thứ 4 sau mổ. Tập tăng cơ bụng sau khi cắt chỉ.
– Tư thế nằm trong dẫn lưu tư thế: nếu BN có nhiều đờm dãi và không có chống chỉ định.
– Tập thở, tập ho, đặc biệt là phương pháp thở ngực, để BN áp dụng cho giai đoạn sau mổ, khi thành bụng còn vết mổ đau sẽ hạn chế tham gia hô hấp.
+ Tập thở: giãn căng lồng ngực tối đa.
+ Tập ho: dùng tay đỡ lên thành bụng vùng vết mổ.
– Tập vận động:
+ Cử động vai: hướng dẫn tập chủ động, chủ động có trợ giúp đối kháng trong các cử động giơ cao.
+ Cử động chân: Làm cử động gập duỗi chân và các ngón chân, gồng cơ tứ đầu đùi và cơ mông lớn, gập háng và gối nhưng không nhấc gót lên khỏi mặt giường, cử động này không làm BN đau trong những ngày đầu sau mổ.
– Sửa tư thế: BN phải ngồi ngay ngắn, đè đồng đều lên 2 mông, 2 vai hơi đưa ra sau và ngang bằng.
– Tập tăng lực cơ bụng: sau khi vết mổ đã cắt chỉ và da đã liền tốt.
Originally posted 2012-05-20 10:34:47.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !