Phẫu thuật lồng ngực được áp dụng điều trị cho các bệnh lý vùng ngực (phổi, tim, trung thất), ác chấn thương vùng ngực cũng như các ảnh hưởng của thuốc mê và bất động làm ảnh hưởng chức năng hô hấp.
Do lồng ngực chứa các cơ quan thực hiện chức năng quan trọng (hô hấp, tim mạch), bởi vậy khi PTLN sẽ ảnh hưởng đến các chức năng này. Do đó PHCN trong PT lồng ngực thì PHCN hô hấp là một vấn đề quan trọng.
1. Mục đích:
– Tâm lý liệu pháp trước mổ rất quan trọng, bệnh nhân cần được giải thích cặn kẽ về cuộc mổ và tầm quan trọng của các phương pháp PHCN trước mổ và sau mổ.
– Hướng dẫn bệnh nhân những bài tập để bệnh nhân thực hiện sau khi mổ.
– Loại bỏ chất tiết ở phổi và đường hô hấp thêm.
– Gia tăng sự giãn nở vùng phổi không bệnh.
– Ngăn ngừa biễn dạng cột sống.
– Duy trì tầm vận động đai vai và khớp vai.
2. PHCN trước phẫu thuật.
2.1. Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập VLTL-PHCN để áp dụng sau mổ:
– Tư thế: nửa ngồi nửa nằm.
– Ho hữu hiệu: hít vào sâu, nín thở 2 giây sau đó ho mạnh ra liên tiếp 2 lần, Thời gian tập: 5’ phút, ngày tập 2, 3 lần.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
– Tập thở chúm môi: hít vào chậm qua mũi cho đến khi phổi căng đầy, sau đó chúm 2 môi lên như thổi sáo rồi từ từ thở ra qua miệng.
– Tập thở hoành (3 tư thế nằm, ngồi và đứng): hit vào bằng mũi, bụng từ từ phình lên, sau đó chúm môi thở ra qua miệng, bụng từ từ ép lại.
– Tập thở hoành có trợ giúp: người bệnh hít vào theo khả năng, khi thở ra, hai tay của KTV cũng nới lỏng. Ở giai đoạn cuối của thì thở ra, tay KTV sẽ đẩy cơ hoành lên, lực đẩy lên bắt đầu ở cuối thì thở ra và tăng dần cho đến hết ở thì hít vào. Động tác này trợ giúp người bệnh thở ra được hết khí cặn ứ đọng ở trong phổi .
– Thở hoành có trở kháng (thở vùng): Tay KTV đặt lên vùng thành ngực tương ứng với vùng phổi cần tăng thông khí, dùng áp lực ở hai tay ấn đẩy lên trợ giúp khi người bệnh thở ra và kháng lại đôi chút khi hít vào. Kĩ thuật có tác dụng bóc tách phần màng phổi mới dính
– Vận động thể lực kết hợp vật lí trị liệu hô hấp: Gồm bài tập sức mạnh, sức bền của tay, chân, toàn thân, và các bài tập kết hợp với dụng cụ (gậy, thang tường, ròng rọc, đai vải…), tăng cường thể lực và điều chỉnh tư thế.
+ Tập sức bền, sức mạnh của tay. Các kĩ thuật được sắp xếp từ nhẹ đến nặng làm tăng khả năng vận động và sức bền của các nhóm cơ từ bàn tay, cẳng tay đến cánh tay, và các cơ bả vai.
+ Tập ngồi dậy, di chuyển, tập sức bền, sức mạnh của chân. Bao gồm đi xe đạp thể lực, đi bộ trên băng chuyền tăng hoạt động sức mạnh, sức bền của nhóm cơ.bàn chân, cổ chân, cẳng chân và nhóm cơ đùi.
+ Các bài tập toàn thân. Kết hợp thở hoành với các động tác tay và chân để tăng cường thể lực bao gồm các bài tập toàn thân với gậy, thang tường, ròng rọc, và thiết bị kéo dãn.
2.2. Tâm lý liệu pháp:
Bao gồm các thông tin về bệnh, vai trò và cách dùng đúng các thuốc. Kỹ thuật tập thở và điều khiển nhịp thở . Giảm các yếu tố nguy cơ. Lên kế hoạch điều trị phù hợp.
2.3. Dẫn lưu tư thế:
Nếu bệnh nhân có nhiều đờm dãi cần dẫn lưu tư thế để tránh biến chứng hô hấp sau mổ. Dựa vào tổn thương trên XQ, xác định thuỳ và phân thuỳ tổn thương để đặt vị trí dẫn lưu. Sau đó thực hiện vỗ, rung với tần số thích hợp. Sau mỗi lần rung thì làm động tác ấn đẩy để tăng tác dụng tống thải đờm, dịch.
3. PHCN sau phẫu thuật.
3.1. Chăm sóc và theo dõi dẫn lưu màng phổi:
– Đề phòng tắc ống: xem mực nước trong bình nếu thấy di động theo nhịp thở là ống thông, còn không là do tắc ống, có thể do dị vật hoặc gập ống, cần xác định nguyên nhân để giải quyết.
– Đầu ống thuỷ tinh phải ngập trong nước tránh không khí vào màng phổi.
– Khi di chuyển chai nước phải thấp hơn rốn hoặc tốt nhất là kẹp ống dẫn lưu lại để tránh nước trong bình trào ngược vào màng phổi.
3.2. Các phương pháp VLTL-PHCN sau mổ:
– Tư thế: nửa ngồi nửa nằm như được hướng dẫn trước khi mổ.
– Ho hữu hiệu: hít vào sâu, nín thở 2 giây sau đó ho mạnh ra liên tiếp 2 lần, Thời gian tập: 5’ phút, ngày tập 2, 3 lần.
– Tập thở chúm môi: hít vào chậm qua mũi cho đến khi phổi căng đầy, sau đó chúm 2 môi lên như thổi sáo rồi từ từ thở ra qua miệng. Thời gian tập: 5 đến 10 phút, ngày 2-3 lần.
– Tập thở hoành (3 tư thế nằm, ngồi và đứng): hit vào bằng mũi, bụng từ từ phình lên, sau đó chúm môi thở ra qua miệng, bụng từ từ ép lại. Thời gian tập : 5 đến 10 phút, ngày 2-3 lần.
– Tập thở hoành có trợ giúp: người bệnh hít vào theo khả năng, khi thở ra, hai tay của KTV cũng nới lỏng. Ở giai đoạn cuối của thì thở ra, tay KTV sẽ đẩy cơ hoành lên, lực đẩy lên bắt đầu ở cuối thì thở ra và tăng dần cho đến hết ở thì hít vào. Động tác này trợ giúp người bệnh thở ra được hết khí cặn ứ đọng ở trong phổi .
– Thở hoành có trở kháng (thở vùng): Tay KTV đặt lên vùng thành ngực tương ứng với vùng phổi cần tăng thông khí, dùng áp lực ở hai tay ấn đẩy lên trợ giúp khi người bệnh thở ra và kháng lại đôi chút khi hít vào. Kĩ thuật có tác dụng bóc tách phần màng phổi mới dính
– Dẫn lưu tư thế: Dựa vào tổn thương trên XQ, xác định thuỳ và phân thuỳ tổn thương để đặt vị trí dẫn lưu. Sau đó thực hiện vỗ, rung với tần số thích hợp. Sau mỗi lần rung thì làm động tác ấn đẩy để tăng tác dụng tống thải đờm, dịch. Thời gian 10 đến 15 phút, ngày 1,2 lần.
– Vận động thể lực kết hợp vật lí trị liệu hô hấp: Gồm bài tập sức mạnh, sức bền của tay, chân, toàn thân, và các bài tập kết hợp với dụng cụ (gậy, thang tường, ròng rọc, đai vải…), tăng cường thể lực và điều chỉnh tư thế.
+ Tập sức bền, sức mạnh của tay. Các kĩ thuật được sắp xếp từ nhẹ đến nặng làm tăng khả năng vận động và sức bền của các nhóm cơ từ bàn tay, cẳng tay đến cánh tay, và các cơ bả vai. Thời gian: mỗi lần tập 10-15 phút, ngày tập 2,3 lần.
+ Tập ngồi dậy, di chuyển, tập sức bền, sức mạnh của chân. Bao gồm đi xe đạp thể lực, đi bộ trên băng chuyền tăng hoạt động sức mạnh, sức bền của nhóm cơ.bàn chân, cổ chân, cẳng chân và nhóm cơ đùi. Mỗi buổi tập từ 10 đến 15’, ngày tập 2,3 lần.
+ Các bài tập toàn thân. Kết hợp thở hoành với các động tác tay và chân để tăng cường thể lực bao gồm các bài tập toàn thân với gậy, thang tường, ròng rọc, và thiết bị kéo dãn.
– Tâm lý liệu pháp: Bao gồm các thông tin về bệnh, vai trò và cách dùng đúng các thuốc. Kỹ thuật tập thở và điều khiển nhịp thở . Giảm các yếu tố nguy cơ. Lên kế hoạch điều trị phù hợp, duy trì tập luyện tại nhà.
Originally posted 2012-05-20 10:40:46.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !