(ĐTĐ) – Có 2 chứng đau mãn ở phụ nữ, đó là đau đầu migrain (đau nửa đầu) và đau hông mãn tính. Và theo nghiên cứu mới nhất, 2 cái đau này có liên quan với nhau.
Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu của Viện Sức khỏe quốc gia đã tìm kiếm mối quan hệ giữa đau nửa đầu và đau hông mãn ở phụ nữ, có hay không bị chứng viêm màng trong dạ con. Những phụ nữ (từ 46 tuổi trở lên) này đã bị bệnh khoảng 10 năm nay.
Kết quả cho thấy 67% phụ nữ đau vùng chậu mãn tính đã bị đau nửa đầu và 8% đã đau đầu đã được chứng đau nửa đầu có thể, gấp ba lần tỷ lệ tìm thấy ở phụ nữ nói chung.
Đau hông mãn là tình trạng khó chịu ở vùng hông, dưới rốn, kéo dài từ 6 tháng trở lên. 10% trong số này là do bệnh phụ khoa. Bệnh ảnh hưởng tới 15-24% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phổ biến ở phụ nữ bị chứng đau nửa đâu – khoảng 20%, so với 7% ở nam giới.
Đau nửa đầu là tình trạng đau dữ dội ở phía trước hay 1 bên đầu. Những người bị chứng này có thể bị buồn nôn và trở nên nhạy cảm với ánh sáng
Một giả thuyết cho rằng hợp chất giống như nội tiết tố gọi là prostaglandin có thể đóng vai trò chính vì chúng có chức năng kháng viêm và gây co thắt và giãn máu.
Một giả thuyết khác là phụ nữ bị chứng đau mãn tính trở nên nhạy cảm hơn với đau.
Khả năng khác là những thuốc giảm đau mà người bị đau xương chậu uống làm tình trạng nhức đầu thêm trầm trọng. TS Nicholas Silver, chuyên gia tư vấn thần kinh tại TT thần kinh học và giải phẫu thần kinh Walton, Liverpool (Anh), nói: “Những phát hiện này đã hỗ trợ cho những gì chúng tôi nghi ngờ trong một thời gian dài. Đó là tình trạng bệnh nhân tại phòng khám bệnh đau nửa đầu của chúng tôi phàn nàn của các loại đau thần kinh liên quan vùng cổ, lưng, bụng và chân”.
Các nhà nghiên cứu cho biết sẽ cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thể đưa ra cách điều trị phù hợp cho cả 2 bệnh.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Theo DM – Nguồn Dantri.com.vn
Originally posted 2010-12-29 12:13:55.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !