- Tên gọi khác: Cây trạch tả còn gọi là mã đề nước, thủy đề.
- Tên khoa học: Alisma plantago-aquatica, thuộc họ Mã đề nước: Alismataceae).
- Tính vị: Vị hơi ngọt, tính mát.
- Tác dụng: Điều trị phù thũng ở viêm thận, lợi tiểu (Là vị thuốc không thể thiếu trong các thang thuốc điều trị bệnh phù thận).
Ngày nay, do thói quen sinh hoạt và sự xuống cấp của môi trường sống mà nhiều người hay mắc các chứng như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, phù thũng, … Và để làm phong phú thêm kho tàng dược liệu của nhân loại, các nhà khoa học, y học đã không ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra những hoạt tính quý giá của các thảo dược.
Trong số những cây thuốc ấy, có thể kể đến trạch tả – vị thuốc tuyệt vời cho bệnh nhân phù thũng do viêm thận.
Vài nét về trạch tả
Cây trạch tả có tên khoa học là Alisma plantago – aquatica, thuộc họ Mã đề nước: Alismataceae).
Tên gọi của cây này xuất phát từ môi trường sống phổ biến của nó là đầm lầy hay các đồng ruộng ngập nước: “trạch” nghĩa là đầm, “tả” là dòng nước. Ngoài ra, trạch tả giống với cây mã đề nhưng lại là cây thủy sinh, có thân rễ (củ) mọc ngầm dưới nước nên còn được gọi là “thủy đề” hay “mã đề nước”. Ở nước ta, trạch tả mọc tự nhiên hoặc được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc (2).
Thu hái và sơ chế
Bộ phận dùng: Củ.
Sau khoảng 4 – 5 tháng sinh trưởng, cây trạch tả sẽ cho củ. Thông thường, khi lá cây chuyển sang màu vàng, người ta sẽ tiến hành đào củ, bỏ hết các rễ nhỏ, rửa sạch rồi phơi hay sấy khô (2). Ngoài ra, so với các thời điểm khác trong năm thì trạch tả được thu hoạch vào mùa đông sẽ có tác dụng lợi tiểu mạnh nhất (3).
Củ trạch tả tươi
Củ trạch tả thái mỏng phơi khô
Cây trạch tả điều trị phù thũng do viêm thận
Trong công trình Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS Đỗ Tất Lợi giải thích rằng thảo dược này có tên là trạch tả là bởi tác dụng thông tiểu tiện của nó được ví như tát cạn (“tả”) nước ao đầm (“trạch”). Thật vậy, từ lâu, trạch tả đã được biết đến là vị thuốc đặc trị thủy thũng do viêm thận nhờ tác dụng thông tiểu mạnh, quy vào kinh thận và bàng quang (ngày dùng từ 10 – 20 g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán tùy theo tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ). Ngoài ra, vị thuốc này còn giúp:
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
- Thanh nhiệt.
- Điều trị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Điều trị viêm thận, tiểu tiện khó, tiểu ra máu.
Để hiệu quả điều trị thủy thũng được cao hơn, các bệnh nhân có thể dùng bài thuốc kết hợp gồm các vị sau: trạch tả, phục linh (mỗi vị 6 g), cam thảo, quế chi (mỗi vị 2 g) và bạch truật (4 g), sắc trong 600 ml nước cho đến khi còn 200 ml nước thì chia thành 3 lần uống trong ngày (2).
Trạch tả trong các bài thuốc điều trị mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, béo phì
Mỡ máu cao: Mỡ máu cao thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ… Vì vậy, người bệnh nên điều trị sớm để tránh các biến chứng của nó. Ngày nay, có nhiều giải pháp để điều trị tình trạng này. Chẳng hạn, bài thuốc sau đây cũng được dùng trong trường hợp mỡ máu cao: trạch tả, kim anh tử, hà thủ ô, sơn tra, hoàng tinh (mỗi vị 3 g), mộc hương (1 g), thảo quyết minh và tang ký sinh (mỗi vị 6 g).
Cách dùng: điều chế các vị trên thành cao rồi làm thành viên hoàn, mỗi viên nặng khoảng 1,1 g, mỗi lần dùng từ 5 – 8 viên, ngày dùng 2 lần (3).
Gan nhiễm mỡ: Khi lượng mỡ tích tụ trong gan vượt quá mức bình thường, cơ thể sẽ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, gây hại tới sức khỏe lá gan và có thể dẫn đến các bệnh như xơ gan, viêm gan… Trong trường hợp này, các bệnh nhân có thể tham khảo bài thuốc sau: trạch tả (20 g), thảo quyết minh, lá sen, đan sâm, hà thủ ô (dùng sống), hoàng kỳ (mỗi vị 15 g), củ cốt khí (12 g), sơn tra (30 g, dùng sống), mỗi ngày sắc 1 thang thuốc (3).
Béo phì: Bên cạnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ thì béo phì cũng là một trong những căn bệnh phổ biến và đáng lo ngại (nhất là đối với giới trẻ) vì những áp lực cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Vì vậy, những cây thuốc nam có khả năng giúp giảm béo phì luôn được chú ý. Trong số đó, có thể kể đến trạch tả cùng nhiều vị thuốc khác giúp điều trị béo phì đơn thuần, cụ thể là: trạch tả, sơn tra, thảo quyết minh (mỗi loại 12 g), phan tả diệp (1, 5 g).
Cách dùng: thái nhỏ các vị trên rồi hãm với nước sôi và chia thành 2 lần uống trong ngày, mỗi đợt điều trị kéo dài 4 tuần (3).
Trạch tả trong các bài thuốc điều trị cổ trướng, phù thũng và tiểu đường
- Cổ trướng, phù thũng: Đối với trường hợp phù thũng (do tích nước và các chất độc) hay cổ trướng (do tích tụ dịch ổ dụng trong khoang bụng), có thể dùng trạch tả kết hợp bạch truật (mỗi vị 15 g) rồi tán bột, uống bằng nước sắc phục linh (3).
- Tiểu đường: Ngày nay, nhiều người mắc bệnh tiểu đường phải đối diện với các biến chứng, phẫu thuật do không điều trị kịp thời. Bên cạnh dây thìa canh, giảo cổ lam cũng như nhiều loại thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường khác; có thể kể đến trạch tả như một vị thuốc góp phần điều trị tiểu đường trong bài thuốc kết hợp gồm: trạch tả, sa uyển tật lê, ngọc trúc (mỗi vị 12 g), kỷ tử, củ mài, tang bạch bì (mỗi vị 15 g) và râu ngô (râu bắp) (9 g), mỗi đợt điều trị như vậy kéo dài 7 thang. Lưu ý, khi dùng bài thuốc này, người bệnh cần tránh ăn các thức ăn lạnh, cay hay thịt dê, thịt cừu (3).
Một số nghiên cứu về cây trạch tả
- Hoạt tính chống viêm và chống oxy hóa: Theo tạp chí Natural Product Research, trong củ trạch tả có hợp chất phenylpropanoids có tác dụng chống oxy hóa.
- Hoạt tính chống sốt rét: Theo tạp chí Planta Medica, vào thời phục hưng ở Châu Âu, chiết xuất rượu từ trạch tả đã được dùng trong nhiều thế kỷ để điều trị sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium vivax gây ra. Mặt khác, các thí nghiệm hóa học sau đó cũng khẳng định khả năng chống sốt rét của loại thảo dược này.
Lưu ý
- Kiêng kỵ: Khi dùng trạch tả, không được ăn hàu, nghêu.
- Đối tượng và liều lượng: Người bị đau mắt, thận hư, dương suy hay bị di tinh không được dùng trạch tả. Ngoài ra, cần tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc khi dùng trạch tả và lưu ý không dùng quá liều.
Định hướng phát triển
Đây là loài cây rất dễ trồng, phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng trong chế biến dược liệu rất cao. Ở nước ta hiện nay cũng có một số địa phương tiến hành trồng loại thảo dược này nhưng không nhiều, đem lại giá trị cap gấp nhiều lần trồng lúa. Mong rằng thời gian tới dan ta sẽ phát triển hơn nữa vùng trồng cây dược liệu quý này tiến tới tự chủ về nguồn nguyên liệu và xa hơn là hướng tới xuất khẩu, nâng cao đời sống của người nông dân.
Nguồn Caythuoc.org
Originally posted 2019-10-07 15:01:18.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !