(ĐTĐ) – Các nhà nghiên cứu về bệnh tiểu đường đã nhiều lần báo cáo về dấu hiệu đau vai, nói chính xác hơn là đau khớp vai của người bệnh tiểu đường.
Có hai điều rõ rệt. Trước hết, có rất nhiều bệnh nhân đã và đang gõ cửa thầy thuốc vì đau vùng khớp vai. Đa số đang là nạn nhân của tình trạng cứng khớp vai dẫn đến giới hạn vận động, nhất là vào buổi sáng sớm, khi vừa thức dậy. Kế đến, phần lớn trong số họ đã và đang được điều trị với thầy thuốc chuyên khoa xương khớp, chấn thương chỉnh hình vì lý do rất đơn giản là vai thì có khớp vai, đau vai không đau khớp hỏi còn đau vào đâu?
Không sai về mặt lý luận nhưng điểm đáng nói là không ít bệnh nhân, tuy theo thầy thuốc nhiều tuần, nhiều tháng nhưng bệnh không thuyên giảm bao nhiêu và mặc dù trên toa thuốc vẫn thường khi toàn là thuốc giảm đau hàng hiệu. Bệnh nhân tuy uống thuốc đầy đủ, nhiều khi đến độ loét dạ dày vì phản ứng phụ của thuốc nhưng hiệu quả trên khớp lại chẳng bao nhiêu, nếu không muốn nói là tiền mất tật mang rồi mích lòng thầy thuốc.
Lý do dễ hiểu và đã được phanh phui dưới lăng kính y học. Các nhà nghiên cứu về bệnh tiểu đường đã nhiều lần báo cáo về dấu hiệu đau vai, nói chính xác hơn là đau vùng khớp vai của người bệnh tiểu đường. Chuyên gia về bệnh tiểu đường đã chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu, với dữ liệu đáng tin cậy là:
– Vùng vai trở nên nhạy cảm rõ rệt ở người tăng đường huyết với dấu hiệu đau, tê cứng, giới hạn vận động… khiến thầy thuốc có thể bị đánh lừa vì tưởng bệnh xương khớp.
Người đau vai thường xuyên dù không hề vận động nặng rất cần tầm soát bệnh tiểu đường thay vì mang định kiến đau vai là đau khớp. Ngược lại, thầy thuốc nên kiểm soát đường huyết của tất cả bệnh nhân đến bác sĩ vì đau vai, thay vì cho ngay thuốc khớp do định kiến.
– Triệu chứng đau vai ở người đã bị bệnh tiểu đường rõ ràng tỉ lệ thuận với lượng đường trong máu. Người bệnh nếu quan sát kỹ cảm giác đau vai, thậm chí có thể phát hiện lúc nào lượng đường trong máu tăng cao, cho dù không dùng máy đo đường huyết. Bệnh nhân nhờ đó có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng. Chẳng hạn giảm lượng tinh bột trong khẩu phần khi ghi nhận dấu hiệu đau vai bộc phát.
– Tần suất của cơn đau vai phản ánh hiệu quả của thuốc hạ đường huyết. Cơn đau xuất hiện càng thường thì đường huyết càng không ổn định. Thầy thuốc có thể dựa vào đó để điều chỉnh phác đồ điều trị.
Hỏi kỹ người bệnh về dấu hiệu đau vai là một trong các tiêu chí lâm sàng để đánh giá diễn biến của bệnh. Nói cách khác, giảm cơn đau vai, cải thiện khả năng vận động của cánh tay (giơ cao, với ra sau), là dấu hiệu cho thấy hiệu quả của liệu pháp.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Điều đáng tiếc là nhiều bệnh nhân đau vai dai dẳng vẫn chưa được tầm soát bệnh tiểu đường. Đáng nói hơn nữa là không ít bệnh nhân, mặc dù không có dấu hiệu bệnh lý trên hình chụp xương vai, vẫn được điều trị như viêm khớp cho dù không có dấu hiệu cải thiện sau thời gian dài dùng thuốc trị viêm khớp hoặc giảm đau.
Quả đáng tiếc cho người bệnh nếu thầy thuốc điều trị trên tinh thần đau đâu chắc bệnh đó, đau đâu chỉ cần chữa đó. Cơ thể vì không thể nói tiếng người nên thường khi phải báo động một cách gián tiếp. Đau vai trong bệnh tiểu đường là một dẫn chứng.
(*) Trung tâm Điều trị ôxy cao áp TPHCM
Nguồn Nld.com.vn
Originally posted 2011-01-12 01:07:14.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !