I. ĐẠI CƯƠNG
– Tập thụ động là hình thức tập được thực hiện bởi lực tác động bên ngoài do người tập hoặc các dụng cụ trợ giúp. Vận động thụ động nghĩa là phần cơ thể được vận động không có sự tham gia làm động tác vận động co cơ chủ động của người bệnh.
– Kỹ thuật này được làm khi người bệnh không tự thực hiện được động tác vận động của mình.
II. CHỈ ĐỊNH
Khi người bệnh không tự làm được động tác vận động.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Khi có nguy cơ biến chứng do vận động thụ động gây ra:
– Gãy xương, can xương độ I hoặc II
– Các chấn thương mới (1-2 ngày đầu)
– Nguy cơ gãy xương như u xương, lao xương, lao khớp
– Viêm khớp nhiễm khuẩn, tràn máu, tràn dịch khớp
– Các vết thương phần mềm quanh khớp chưa liền sẹo
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: bác sỹ Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu và những người đã được hướng dẫn thành thạo được đào tạo chuyên khoa.
2. Phương tiện: bàn tập và các dụng cụ hỗ trợ cho tập luyện như gậy, ròng rọc, nẹp, túi cát…
3. Người bệnh: được giải thích về mục đích, phạm vi, mức độ.
4. Hồ sơ bệnh án: Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa ghi chép đầy đủ tình trạng người bệnh từ lúc bắt đầu đến phục hồi chức năng và theo dõi quá trình tiến triển.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
– Tư thế người bệnh thoải mái phù hợp với khớp cần tập.
– Không dùng lực bắt khớp cần tập vận động.
– Người làm kỹ thuật thực hiện vận động theo mẫu, theo tầm vận động bình thường của khớp, đoạn chi hoặc phần cơ thể đó.
– Tần suất Thời gian một lần tập 15-20 phút cho một khớp, 1- 2 lần/ ngày, tùy theo bệnh cảnh lâm sàng và tình trạng thực tế của người bệnh.
VI. THEO DÕI
1. Trong khi tập
– Phản ứng của người bệnh: khó chịu, đau.
– Các dấu hiệu chức năng sống: mạch, huyết áp, nhịp thở.
– Các thay đổi bất thường: nhiệt độ, màu sắc đoạn chi, tầm vận động, chất lượng vận động.
2. Sau khi tập
– Các dấu hiệu sống: mạch, huyết áp, nhịp thở, tình trạng toàn thân chung.
– Khó chịu, đau kéo dài quá 3 giờ coi như tập quá mức.
– Nhiệt độ, màu sắc da, tầm vận động, chất lượng vận động của đoạn chi cần tập.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong khi tập
– Đau: không tập vận động vượt quá tầm vận động bình thường của khớp hoặc chi đó.
– Hạ huyết áp, ngừng tim, ngừng thở, gãy xương, trật khớp: ngừng tập và xử trí cấp cứu ngay.
2. Sau khi tập: xử trí phù hợp với tai biến xảy ra
Theo QUYẾT ĐỊNH Số: 54/QĐ-BYT, ngày 06/01/2014 Của Bộ Y Tế
“VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG”
Originally posted 2018-09-07 02:47:47.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !