(ĐTĐ) – Trong thành công của thay khớp háng (TKH), việc săn sóc, hướng dẫn bệnh nhân luyện tập sau mổ rất quan trọng vì góp phần làm giảm thiểu những biến chứng, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại tham gia các hoạt động cộng đồng.
Có nhiều bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật TKH, bài tập sau đây do Viện Hàn lâm các phẫu thuật viên của Hoa Kỳ (AAOS) soạn thảo, bài tập tuy tương đối đơn giản, dễ tập nhưng mang lại hiệu quả rất tốt.
Ngay sau khi phẫu thuật
Những bài tập này quan trọng cho lưu thông tuần hoàn của chi thể và phòng chống tắc mạch. Nó còn làm tăng sức cơ và cải thiện tầm vận động của khớp háng. Bệnh nhân có thể bắt đầu những bài tập này trong phòng bệnh trong ngày đầu tiên sau mổ, khi nằm trên giường trong tư thế hai chân dang nhẹ. Lúc đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy không dễ chịu lắm, nhưng nó giúp đẩy nhanh khả năng phục hồi và làm giảm đau sau mổ.
Gấp duỗi cổ chân: Nhẹ nhàng gấp, duỗi cổ chân. Cứ 5-10 phút làm động tác này vài lần. Động tác này có thể làm ngay sau khi mổ về và tiếp tục làm cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.
Xoay cổ chân: Làm 5 lần cho mỗi hướng xoay, 3-4 lần/ngày.
Tập vận động khớp gối: Đưa gót chân về phía mông, gấp gối và để bàn chân trên mặt giường. Không để gối đổ vào trong (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày.
Tập cơ mông: Co cơ mông và giữ trong 5 giây (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày.
Tập dạng chân: Dạng chân tối đa có thể, sau đó khép lại (làm 10 lần), nhưng không được bắt chéo chân. Nhắc lại 3-4 lần/ngày.
Tập dạng khớp háng.
Tập cơ tứ đầu đùi:
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Bó chặt đùi. Gồng cơ đùi. Cố gắng để duỗi thẳng gối, giữ trong 5-10 giây. Tập 10 lần/ngày, mỗi lần trong 10 phút (tập cho đến khi thấy mỏi cơ).
Nâng chân: Bó chặt đùi, để gối thẳng trên giường. Nhấc chân lên khỏi mặt giường khoảng 10-15cm, giữ như vậy trong 5-10 giây. Hạ chân xuống từ từ (tập cho đến khi thấy mỏi cơ).
Những bài tập ở tư thế đứng
Ngày thứ 2-3 sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể tập các bài tập ở tư thế đứng. Bệnh nhân có thể nhờ người trợ giúp trong những lần đầu khi bệnh nhân thấy chóng mặt. Khi phục hồi sức khoẻ, họ có thể đứng tập một mình. Khi tập các bài ở tư thế đứng, bệnh nhân phải có điểm tựa vững chắc như thành giường bệnh hoặc tường, tốt nhất luôn có người hỗ trợ đứng bên cạnh.
Nâng gối: Nâng gối lên nhưng không cao quá thắt lưng, giữ trong 2-3 giây sau đó hạ chân xuống (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày.
Tập dạng khớp háng: Giữ cho hông, gối, cổ chân thẳng và cơ thể ở tư thế đứng thẳng. Dạng chân, sau đó hạ chân từ từ cho tới khi bàn chân chạm đất (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày.
Tập duỗi khớp háng: Đưa chân ra sau từ từ. Giữ lưng thẳng. Để chân duỗi trong 2-3 giây, hạ chân xuống sàn từ từ. Làm 10 lần. Nhắc lại 3-4 lần/ngày.
Tập duỗi khớp kháng.
Tập đi
Sau vài ngày, bệnh nhân có thể bắt đầu tập đi những đoạn ngắn trong phòng bệnh và tiến hành làm những động tác nhẹ nhàng.
Tập đi với khung, chịu tải trọng: Đứng thoải mái và chịu tải trọng cơ thể với sự hỗ trợ của khung tập đi hoặc dùng nạng. Đi từng đoạn ngắn một (đưa khung hoặc nạng đi trước, sau đó nhấc chân vừa mổ đi từng bước một sao cho gót chân chạm xuống trước). Khi bước đi, gối thẳng, bàn chân vuông góc và đặt toàn bộ bàn chân xuống sàn. Nên nhớ đặt gót chân xuống trước, sau đó đặt cả bàn chân, rồi nhấc các ngón chân rời sàn sau cùng. Cố gắng tập đi nhẹ nhàng nhất có thể. Dần dần, BN có thể dồn càng nhiều tải trọng của cơ thể lên chân mổ.
Tập đi với gậy hoặc nạng: Khung tập đi thường dùng cho những tuần đầu sau mổ giúp cho bệnh nhân giữ thăng bằng và tránh bị ngã. Sau đó, bệnh nhân có thể dùng nạng hoặc gậy chống hỗ trợ trong những tuần tiếp theo cho đến khi thấy sức cơ phục hồi và có thể lấy lại được thăng bằng. Nạng và gậy được sử dụng ở bên tay đối diện với khớp bị mổ. BN có thể sử dụng 1 nạng hoặc gậy chống khi đứng và giữ thăng bằng mà không cần khung tập đi (khi đó trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân và không cần phải vịn tay trong như khi đang sử dụng khung tập đi).
Chỉ nên bỏ khung, nạng tỳ nén hoàn toàn lên chân thay khớp sau 8 tuần.
Tập lên xuống cầu thang: Khi tập lên xuống cầu thang, yêu cầu cả hai yếu tố: sự dẻo dai và sức mạnh. Đầu tiên, BN cần sự hỗ trợ của tay vịn cầu thang và tập đi từng bước một. Khi lên cầu thang luôn bước chân lành trước, khi xuống bước chân thay khớp trước. BN cần sự hỗ trợ của người khác cho đến khi hồi phục phần lớn sự vận động và sức khoẻ. Không nên tập ở những bậc thang cao quá 7 inches (18cm) và luôn nhớ dùng tay vịn cầu thang để hỗ trợ.
Ngoài bài tập như trên, cần hướng dẫn cho bệnh nhân một số vấn đề quan trọng sau:
Các động tác không nên làm sau phẫu thuật thay khớp háng để phòng sai khớp nhân tạo:
Không gấp khớp háng quá 90 độ, ví dụ: ngồi xổm, bước cầu thang quá cao, ngồi bó gối, cố nhặt 1 vật rơi dưới sàn, khi đang ngồi nếu muốn đứng dậy không nên cúi mình ra phía trước để đứng dậy, nên dùng hai tay để hỗ trợ, nên cố để lưng thẳng…
Không bắt chéo chân thay khớp sang chân lành, ví dụ: ngồi xếp chân “chữ ngũ”, nằm nghiêng không có gối kê giữa hai chân, nằm bắt chéo chân (khuyên bệnh nhân: tốt nhất nằm ngửa, luôn để gối giữa hai đầu gối)…
Gấp duỗi cổ chân.
Xoay bàn chân vào trong quá mức. Để tránh xoay ngoài khớp nhân tạo.
Ngoài ra, để tránh 3 động tác trên, 1 số vận động không nên làm:
- Không chơi các môn thể thao như nhảy cao, nhảy xa, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông…
- Không mang vác vật nặng…
Việc luyện tập, tập vận động sau phẫu thuật thay khớp háng rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào thành công chung của phẫu thuật thay khớp. Luyện tập đúng giúp bệnh nhân nhanh hồi phục sức khỏe và phục hồi chức năng khớp háng, sớm trở lại các hoạt động thông thường.
Bệnh nhân được thay khớp háng nhân tạo cần lưu ý rằng: khớp háng nhân tạo dù có tốt đến mấy cũng không thể thay thế hoàn toàn khớp háng bình thường. Vì vậy, trong luyện tập và sinh hoạt, cần lưu ý tuân thủ chặt chẽ các qui trình do nhân viên y tế hướng dẫn, đặc biệt tránh các tư thế có thể gây sai khớp nhân tạo, có như vậy, kết quả phẫu thuật mới thành công thực sự.
Nguồn Suckhoedoisong.vn
Originally posted 2012-02-07 08:01:12.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !