Tập thở có chỉ định rộng rãi, tương đối dễ thực hiện. Tập đúng yêu cầu thì hiệu quả thu được hết sức khả quan, chính nó tạo nên sức khỏe và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Tập thở có chỉ định rộng rãi, tương đối dễ thực hiện. Tập đúng yêu cầu thì hiệu quả thu được hết sức khả quan, chính nó tạo nên sức khỏe và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
Trong các cơ hô hấp, cơ hoành đóng vai trò quan trọng nhất, cơ hoành có diện tích 250cm2, nên nếu hạ thấp xuống được 1cm là đã có thể tăng được 250ml không khí, do vậy tập để điều khiển cơ hoành nâng lên hạ xuống tối đa nhất và điều khiển được nhịp nhàng sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh.
Thở cơ hoành hay còn gọi là thở bụng là một kiểu thở được chỉ định rộng rãi, có thể chỉ định trong mọi trường hợp có giảm thông khí. Đây là một kiểu thở nhằm huy động tối đa sự hoạt động của các cơ hô hấp nhất là cơ hoành.
Mục đích: tăng thông khí phổi, giảm sự khó thở và tăng cường hoạt động của các cơ quan (xem chương tác dụng của tập thở đến các bộ phận trong cơ thể).
Tập thở bao gồm: tập thở chúm môi, tập thở cơ hoành, tập thở cơ hoành có trợ giúp và tập thở cơ hoành có trở kháng.
Kỹ thuật được thực hiện như sau (bao gồm 4 thì trong 1 nhịp thở):
– Thì hít vào, hoàn toàn bằng mũi, bụng phình ra hết sức, nhằm vận động sự hạ thấp tối đa của cơ hoành, làm giảm áp lực trong thành bụng và thành ngực, kéo vào phổi một lượng khí nhiều hơn.
– Sau thì hít vào là đến giai đoạn giữ hơi, cố gắng nín được 1-3 giây bụng phình ra và cứng hơn bình thường.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
– Thì thở ra, chúm môi thở ra từ từ, người bệnh thót bụng vào hết sức, áp lực thành bụng và thành ngực tăng lên, đẩy ra ngoài hết lượng khí dự trữ ở phổi.
– Sau thì thở ra là giai đoạn nghỉ, thả lỏng các cơ.
– Lưu ý: thời gian thở ra ít nhất phải dài gấp đôi thời gian hít vào.
Mức tập: tập từ bình thường đến mức tối đa tùy thể trạng người bệnh.
– Mức bình thường: hít vào và thở ra theo nhu cầu cơ thể, áp dụng cho những ngày đầu luyện tập khoảng 0,5 lít khí lưu thông.
– Mức vừa: hít vào sâu, thở ra có cố gắng đạt khoảng 0,5 + 0,5 lít = 1 lít khí lưu thông. Mức này khá thoải mái, ít mệt, tập thở lâu được, sau khi hít vào sâu thì chúm môi thở ra từ từ, cố gắng ép bụng để thở ra, các cơ hô hấp và cơ bụng hoạt động tương đối triệt để.
– Mức tối đa: hít vào thật sâu rồi chúm môi thở ra từ từ gắng sức cho tới khi hết khí dự trữ ở phổi. Đây là cách tập thở tốt nhất để tăng thông khí phổi, có tác dụng tập điều khiển cho cơ hoành nâng lên và hạ xuống theo yêu cầu cơ thể. Mức này khoảng 0,5 + 1,5 lít = 2 lít khí lưu thông.
Thời gian: mỗi lần tập từ 10 đến 15 phút, ngày tập 2, 3 lần.
Yêu cầu:
– Hít vào hoàn toàn bằng mũi, ngực nở, bụng phình, nếu ở mức tối đa phải thấy các lỗ hõm ở cổ rõ rệt, yết hầu phải bị kéo xuống, sờ ở vùng dạ dày phải thấy phình lên, sờ bụng dưới thấy cứng.
– Thở ra hoàn toàn bằng miệng, chủ động được việc chúm môi thở ra từ từ, tự nhiên, thoải mái, thở ra hết bụng và ngực đều mềm.
Chỉ định:
– Các bệnh lý phế quản, phổi, hạn chế hô hấp do bệnh lý lồng ngực, béo bệu, giảm thông khí do mọi nguyên nhân.
– Các rối loạn chuyển hóa như toan máu, kiềm máu.
– Các bệnh nhân suy kiệt bất động lâu ngày.
– Đau do phẫu thuật hay chấn thương, các phẫu thuật vùng ngực.
1. Tập thở chúm môi
– Thời gian tập: 5 đến 10 phút.
– Thực hiện: đầu tiên hít vào thật chậm rãi qua mũi cho đến khi phổi căng đầy không khí, sau đó chúm 2 môi lên như chuẩn bị thổi sáo rồi từ từ thở ra chậm rãi qua miệng.
– Yêu cầu: thời gian thở ra phải dài ít nhất gấp đôi thời gian hít vào. Đây là kỹ thuật tương đối dễ thực hiện với đa số người bệnh là kỹ thuật dựa vào sinh lý bình thường của cơ thể khi gắng sức nên phù hợp với tất cả các giai đoạn bệnh từ nhẹ tới nặng của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tập thở chúm môi
2. Tập thở cơ hoành ở 3 tư thế: nằm, ngồi và đứng
Động tác 1: tập thở cơ hoành ở tư thế nằm.
Người bệnh nằm ngửa thoải mái, 2 đầu gối chống lên, 2 chân mở rộng bằng vai, một tay đặt nhẹ lên bụng, một tay để xuôi theo thân. Hít vào từ từ bằng mũi, bụng từ từ phình lên, sau đó chúm môi từ từ thở ra qua miệng, bụng từ từ lép lại.
Động tác 2: tập thở cơ hoành ở tư thế ngồi.
Người bệnh ngồi, 2 chân mở rộng bằng vai, một bàn tay đặt nhẹ vào vùng bụng dưới, một tay để xuôi theo thân. Hít vào từ từ bằng mũi, bụng từ từ phình lên, sau đó chúm môi từ từ thở ra qua miệng, bụng từ từ lép lại.
Động tác 3: tập thở cơ hoành ở tư thế đứng.
Người bệnh đứng, 2 chân mở rộng bằng vai, một tay đặt nhẹ vào vùng bụng dưới, một tay để xuôi theo thân. Hít vào bằng mũi để bụng từ từ phình lên, sau đó chúm môi thở ra qua miệng để từ từ bụng lép lại.
– Yêu cầu: hít vào bụng phải phình lên, thấy được bụng phình đẩy tay lên. Khi đã tập thành thạo bụng phải phình và cứng, thở ra bụng từ từ lép lại.
3. Tập thở cơ hoành có trợ giúp
Đầu tiên hướng dẫn người bệnh hít vào theo khả năng. Khi thở ra, hai bàn tay của KTV cũng nới lỏng tay ra. Ở giai đoạn cuối của thì thở ra, tay người KTV sẽ đẩy cơ hoành lên, lực đẩy lên này bắt đầu ở cuối thì thở ra và tăng dần cho đến hết ở thì hít vào. Động tác này trợ giúp người bệnh thở ra được hết khí cặn ứ đọng ở trong phổi.
4. Thở hoành có trở kháng (thở vùng)
Là kiểu thở phân thùy, kiểu thở cạnh sườn hay còn gọi là thở có trở kháng hướng thở tập trung vào vùng tổn thương. Chỉ định cho bệnh nhân bị xẹp phổi trong giai đoạn cấp tính cần vận động để phổi nở trở lại, trong tràn dịch màng phổi ở giai đoạn đã hết dịch cần vận động để bóc tách phần màng phổi mới dính, trong viêm phổi và nhất là sau phẫu thuật cắt thùy phổi.
Tay KTV đặt lên vùng thành ngực tương ứng với vùng phổi cần tăng thông khí. Đầu tiên để tay người điều trị chuyển động lên xuống theo nhịp thở vài lần. Sau đó, người điều trị dùng áp lực ở hai bàn tay ấn đẩy lên lồng ngực vài lần khi người bệnh thở ra, để lồng ngực cử động tự do khi bệnh nhân hít vào. KTV tiếp tục trợ giúp khi người bệnh thở ra và kháng lại đôi chút khi bệnh nhân hít vào, yêu cầu người bệnh hít vào gắng sức để đẩy ngược lại bàn tay người điều trị. Động tác này giúp người bệnh thở vào được đầy đủ hơn.
Vị trí đặt tay của KTV thường là: ở cạnh sườn một hoặc hai bên hoặc ở phía trước vùng hạ sườn với những vùng tổn thương thuỳ dưới, ở đường nách giữa đối với thùy giữa phải, ở vị trí phần trên ngực đối với thùy trên.
Originally posted 2017-12-25 03:47:04.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !