Bệnh lý hô hấp biểu hiện bằng các triệu chứng chức năng hô hấp. Triệu chứng chức năng bệnh hô hấp rất phong phú, đa dạng, mỗi triệu chứng đều có giá trị hướng dẫn hoặc lượng giá tình trạng bệnh nên cần quan sát nhận xét tỉ mỉ.
Bệnh lý hô hấp biểu hiện bằng các triệu chứng chức năng hô hấp. Triệu chứng chức năng bệnh hô hấp rất phong phú, đa dạng, mỗi triệu chứng đều có giá trị hướng dẫn hoặc lượng giá tình trạng bệnh nên cần quan sát nhận xét tỉ mỉ.
1. Đau ngực và điểm đau ngực
Là cảm giác đau ở lồng ngực, có tính chất chung không cố định, có thể thấy ở các bệnh hô hấp cũng như một số bệnh khác. Trái lại, điểm đau ngực là triệu chứng rất có giá trị trong các bệnh màng phổi và phổi. Đau có tính chất cấp tính, dữ dội, đột ngột, thường ở một bên ngực, gặp trong các bệnh: viêm màng phổi cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi…
2. Khó thở và rối loạn nhịp thở
Khó thở là thở khó khăn nặng nhọc, do người bệnh cảm thấy, đồng thời thầy thuốc có thể nhận xét qua thay đổi nhịp thở.
Khó thở có thể nhẹ hoặc nặng, từ chỗ có cảm giác chèn ép ở lồng ngực đến cảm giác ngột ngạt rất khó chịu. Khó thở có thể cấp tính nhất thời (viêm phổi), thường xuyên (giãn phế nang), hoặc chỉ xuất hiện từng cơn (hen phế quản).
Rối loạn nhịp thở: chia thành 3 loại căn cứ vào:
– Tần số: khó thở nhanh (bệnh cấp tính về hô hấp), khó thở chậm, ít gặp hơn.
– Thì thở: khó thở vào (bệnh thanh khí quản), khó thở ra (hen phế quản).
– Tính chất đều đặn của nhịp thở: không có chu kỳ, lộn xộn, không theo trình tự (trung tâm hô hấp bị ức chế trong bệnh lao màng não) hoặc không đều nhưng có chu kỳ (xuất huyết não, hôn mê, urê huyết…).
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
3. Ho
Ho thông thường là một phản xạ để tống ra khỏi đường hô hấp các dị vật từ ngoài vào hoặc các chất dịch, đờm ở phế quản hay phổi tiết ra.
Giá trị của triệu chứng ho phụ thuộc vào tính chất: ho nhiều hay ít, khan hay có đờm, từng tiếng hay thành cơn và âm sắc tiếng ho.
Ho có tác dụng tốt khi tống ngoại vật và đờm ra ngoài nhưng ngược lại làm người bệnh mệt, mất ăn mất ngủ nếu ho nhiều quá.
4. Các chất khạc nhổ
Là các chất từ phế quản hoặc phổi tống ra ngoài cơn ho. Khạc đờm khi số lượng chất khạc nhổ ít, khái mủ khi ộc đột ngột một lượng mủ lớn như nôn vậy. Quan sát, phân tích độ đặc màu sắc, mùi của đờm có thể sơ bộ hiểu được nguyên nhân bệnh.
Có những loại đờm như đờm dãi: trong dính bọt, không màu (cuối cơn hen…); đờm nhày mủ: nhày lẫn mủ vàng nhạt (lao…) đờm mủ: vàng xanh nhạt (giãn phế quản, abces phổi…); đờm thanh dịch: nhiều, lỏng, hơi hồng (đặc hiệu của phù phổi cấp); đờm thanh tơ: màu gỉ sắt, đặc, dính (viêm phổi thùy cấp); đờm dính máu: đờm có ít lẫn ít máu đỏ (lao phổi…), cần phân biệt với khái huyết là ho ra máu hoàn toàn, thực sự.
5. Suy hô hấp
Suy hô hấp là hiện tượng bệnh lý mà cơ thể không tự cung cấp, hấp thụ và sử dụng được oxy theo nhu cầu sinh lý. Định nghĩa trên có ranh giới rất rộng, không chỉ khư trú ở hệ hô hấp, vì thế trên thực tế, để phục vụ cho giảng dạy, người ta chỉ giới hạn trong suy hô hấp những rối loạn của sự thông khí và của sự trao đổi khí qua màng phế nang.
a. Rối loạn thông khí: có 2 hiện tượng
Không khí không vào tới phế nang một cách thông suốt từ mũi đến phế quản do tắc hẹp và nguyên nhân cơ năng hoặc thực thể, như các trường hợp: bệnh mũi họng, thanh khí phế quản, bạch hầu, u đường hô hấp trên: hẹp khí phế quản do viêm kéo dài, do xuất tiết, do co thắt… hoặc không khí thở ra không hết, không khí ứ đọng còn quá nhiều như trong bệnh hen, giãn phế quản.
Không khí vào phế nang dễ dàng nhưng số lượng quá ít do lồng ngực hoặc phổi không giãn nở được, do một phần phổi không hoạt động, hay sự phân phối không khí không đồng đều trong phổi. Hiện tượng này xảy ra trong các trường hợp: tràn dịch, tràn khí màng phổi, cắt một phần phổi, xẹp phổi, viêm phổi thùy, dị dạng lồng ngực…
b. Rối loạn quá trình trao đổi O2 và CO2
Nhiều nguyên nhân làm hạn chế sự trao đổi tổn thương màng phế nang, mao mạch phổi. Đây là biên giới chung giữa phổi và tim nên có nguyên nhân của phổi và nguyên nhân của tim. O2 không vào máu được, CO2 không vào phế nang để ra ngoài gây tình trạng thiếu O2 và tăng CO2.
Các bệnh gây rối loạn trao đổi khí thường gặp là: giãn phế nang, xơ phổi, phù phổi cấp, hẹp van 2 lá…
Những rối loạn trên chia ra 2 loại theo cơ chế, nhưng trên thực tế các cơ chế phối hợp nhau chỉ có cơ chế nào nổi bật hơn mà thôi.
6. Liên hệ giữa bệnh lý phổi và tim
Giữa tim và phổi có hệ thống tiểu tuần hoàn, nhờ áp lực máu thấp dần từ động mạch phổi (15 mmHg) đến nhĩ trái (5 mmHg), nên máu lưu thông dễ dàng từ tim phải về tim trái qua phổi mà không có sự ứ đọng. Tất cả nguyên nhân làm tăng áp lực động mạch và tĩnh mạch phổi sẽ ảnh hưởng đến chức năng phổi và tim phải. Trong các nguyên nhân này, các bệnh của phế quản – chủ yếu là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD, hen phế quản là những nguyên nhân hay gặp nhất).
Originally posted 2017-12-22 02:08:43.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !