Deprecated: Constant FILTER_SANITIZE_STRING is deprecated in /home/voqopxqs/new/wp-content/plugins/wpseo-news/classes/meta-box.php on line 59
Deprecated: Hàm Yoast\WP\SEO\Helpers\Request_Helper::is_rest_request hiện tại không dùng nữa từ phiên bản Yoast SEO 23.6! Sử dụng wp_is_serving_rest_request để thay thế. in /home/voqopxqs/new/wp-includes/functions.php on line 6085
Deprecated: Hàm Yoast\WP\SEO\Helpers\Request_Helper::is_rest_request hiện tại không dùng nữa từ phiên bản Yoast SEO 23.6! Sử dụng wp_is_serving_rest_request để thay thế. in /home/voqopxqs/new/wp-includes/functions.php on line 6085 10 loại cây cảnh chứa chất độc gây hại cho sức khỏe - Điều Trị Đau ClinicSkip to content
(ĐTĐ) – Trúc đào, vạn niên thanh, vạn tuế, cẩm tú cầu… là những loại cây cảnh rất phổ biến được lựa chọn trồng trên các tuyến phố, trong nhà nhưng lại chứa độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trúc đào (Nerium indicum Mill) thuộc họ trúc đào (Apocynaceae), có tên khác là đào lê. Đây là cây hoa đẹp được trồng làm cảnh ở rất nhiều tuyến đường trong địa bàn thành phố. Qua thử nghiệm người ta thấy rằng, người uống phải nước có lá trúc đào rơi vào hay nước ngâm rễ trúc đào sẽ bị trúng độc. Thậm chí, vỏ và gỗ còn tươi của thân cành trúc đào độc hơn lá. Hoa trúc đào tuy độ độc thấp hơn ở các bộ phận khác, nhưng rơi vào nước cũng làm nhiễm độc.
Cây vạn niên thanh có tên khoa học là Dieffenbachia cultivar. Cây có chất độc calcium oxalate, khi vô tình bị nhựa cây dính vào mắt, da sẽ gây bỏng rát, nhất là trẻ nhỏ. Độc chất calcium oxalate phân bố trong các bộ phận của cây và chủ yếu trên lá.
Toàn thân cây chuỗi ngọc ( tên khoa học Sedum morganianum) có chứa chất gucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.
Cây vạn tuế tên khoa học là Cycas revoluta Thunb, thuộc họ thiên tuế Cycadaceae. Ở Việt Nam, loại cây này thường được rất nhiều cơ quan, trường học, gia đình lựa chọn trồng làm cảnh. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc gần hoặc dùng tay vặt lá, hạt, vỏ vạn tuế, người tiếp xúc có thể bị ngộ độc. Các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư, ngay cả trong hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao. Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc thậm chí gây tử vong cho người.
Trên toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt của cây ngô đồng (tên khoa học là Jatropha podagrica) có chứa chất độc curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
Đỗ quyên là loài hoa có màu sắc đa dạng, thường được trồng vào chậu để làm cây cảnh trang trí. Tuy nhiên, lá và mật hoa của loại cây này lại có độc. Nếu ăn phải lá cây, môi sẽ bị nóng rát, nhiều sẽ bị bỏng rộp, nôn mửa, tiêu chảy…
Cẩm tú cầu là cây hoa được trồng phổ biến trong sân vườn. Tuy nhiên, nếu trót ăn những bông hoa này, bạn sẽ bị đau bụng trong nhiều giờ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê và co giật. Ngoài ra, những hạt phấn nhỏ do hoa cẩm tú cầu phát tán ra tiếp xúc với người sẽ làm cho da của người bị dị ứng.
Xương rồng bát tiên có tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Theo các nhà thực vật học, nhựa của loại cây này gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
Tất cả lá và cành của cây hoa hồng môn đều có nhiều độc tố. Ăn phải cây hoa này, miệng bạn đau rát và sưng tấy, giọng nói có thể bị khàn.
Trong lá và củ của cây ý lan (tên khoa học là Zantedeschia aethiopica) đều có chất độc đường ruột calcium oxalate. Ăn phải loại cây này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !
Biên tập: BS Mai Trung Dũng | Bác sĩ chuyên khoa cấp II (Đại học y Hà hội - 2015) | Trưởng Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Quân y 354 | Uỷ viên BCHTW Hội Phục hồi chức năng Việt Nam