Chống chỉ định nếu đã biết trước một đường dẫn truyền phụ hoặc nghi ngờ có đường dẫn truyền phụ và không có tiền sử loạn nhịp trên thất trước đó
Thành phần
Digoxin.
Chỉ định
Suy tim sung huyết.
Các trường hợp loạn nhịp nhanh trên thất, đặc biệt rung nhĩ.
Liều dùng
Liều dùng tùy thuộc tuổi tác, khối lượng cơ và chức năng thận.
Người lớn và trẻ > 10 tuổi
Liều nạp nhanh: 750-1500 mcg. Nếu nguy cơ cao hơn hoặc ít cấp bách: Chia thành các liều nhỏ mỗi 6 giờ, đánh giá đáp ứng, trước khi cho mỗi liều tiếp theo.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Liều nạp chậm: 250-750 mcg/ngày trong 1 tuần, tiếp theo là liều duy trì thích hợp. Theo dõi đáp ứng trong 1 tuần.
Chọn liều nạp nhanh hay chậm tùy tình trạng lâm sàng và tình thế cấp bách của bệnh nhân.
Liều duy trì: 0.125-0.25 mg/ngày hoặc cao hơn, bệnh nhân tăng nhạy cảm với tác dụng phụ của digoxin: 0.0625 mg/ngày hoặc ít hơn.
Trẻ < 10 tuổi
Không sử dụng glysoside tim trong vòng 2 tuần trước đó.
Liều nạp nhanh: Sơ sinh thiếu tháng: < 1.5kg: 25 mcg/kg/24 giờ, 1.5-2.5 kg: 30 mcg/kg/24 giờ; sơ sinh-2 tuổi: 45 mcg/kg/24 giờ; 2-5 tuổi: 35 mcg/kg/24 giờ; 5-10 tuổi: 25 mcg/kg/24 giờ. Liều nạp nên chia nhỏ, khoảng ½ tổng liều trong lần đầu, phần còn lại mỗi 4-8 giờ, đánh giá đáp ứng trước khi dùng liều tiếp theo.
Liều duy trì: Sơ sinh thiếu tháng: 20% liều nạp trong 24 giờ, sơ sinh và trẻ < 10 tuổi: 25% liều nạp mỗi 24 giờ. Theo dõi tình trạng lâm sàng để chỉnh liều.
Đã sử dụng glycoside tim trong vòng 2 tuần trước khi khởi đầu liệu pháp digoxin, liều nạp có thể thấp hơn liều khuyến cáo trên. Theo dõi tình trạng lâm sàng, kali huyết và chức năng giáp.
Suy thận: Giảm liều.
Bệnh tuyến giáp: Chỉnh liều.
Có hội chứng kém hấp thu: Có thể cần liều cao hơn.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Rối loạn nhịp tim do nhiễm độc glycoside tim.
Cơ tim phì đại tắc nghẽn, trừ khi có rung nhĩ và suy tim đồng thời, nhưng cần thận trọng khi dùng.
Loạn nhịp trên thất kèm một đường dẫn truyền nhĩ thất phụ, như hội chứng Wolff-Parkinson-White, trừ khi các đặc tính điện sinh lý của đường dẫn truyền phụ và bất kỳ khả năng gây hại nào của digoxin trên các đặc tính này đã được đánh giá.
Nếu đã biết trước một đường dẫn truyền phụ hoặc nghi ngờ có đường dẫn truyền phụ và không có tiền sử loạn nhịp trên thất trước đó.
Block tim hoàn toàn không liên tục hoặc block nhĩ-thất độ 2, đặc biệt nếu có tiền sử các cơn Stokes-Adams.
Nhịp nhanh thất hoặc rung thất.
Thận trọng
Người cao tuổi. Bệnh nhân bệnh hô hấp nặng.
Phụ nữ có thai, cho con bú.
Nếu bị hạ kali huyết, hạ magne huyết, tăng calci huyết: Giảm liều.
Ngưng digoxin 24 giờ trước khi sốc điện chuyển nhịp.
Không hấp thu galactose, thiếu lactase Lapp, kém hấp thu glucose-galactose: Không nên sử dụng.
Khi điều khiển tàu xe, vận hành máy móc.
Phản ứng phụ
Rối loạn TKTW, chóng mặt, nhìn mờ hoặc màu vàng, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, nhịp đôi, nhịp ba, PR kéo dài, nhịp xoang chậm, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phát ban da dạng mề đay hoặc tinh hồng nhiệt có thể kèm tăng bạch cầu ái toan rõ
Tương tác thuốc
(khi sử dụng chung với những thuốc sau đây, sẽ gây ảnh hưởng tác dụng của thuốc)
Thuốc ức chế beta. Thuốc lợi tiểu, muối lithium, corticosteroids, carbenoxolone. Uxamethonium. Calcium, đặc biệt dùng đường tĩnh mạch. Alprazolam, amiodarone, flecainide, gentamicin, indometacin, itraconazole, prazosin, propafenone, quinidine, quinine, spironolactone, macrolide, tetracycline, trimethoprim, propantheline, atorvastatin, ciclosporin, epoprostenol (thoáng qua) và carvedilol… Epinephrine, thuốc kháng acid, kaolin-pectin, thuốc nhuận trường, colestyramine, acarbose, salbutamol, sulfasalazine, neomycin, rifampicin, cytostatics, phenytoin, metoclopramide, penicillamine và St John’s wort. Thuốc chẹn kênh calci. Verapamil, felodipin, tiapamil. Nifedipine, diltiazem. ACEI. Thuốc ức chế P-glycoprotein
Trình bày và đóng gói
Viên nén: 250 mcg x 2 vỉ x 14 viên
Nhà sản xuất
Actavis.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !