(ĐTĐ) – Mổ chỉnh lại biến dạng chi dưới thường can thiệp vào xương chày rất hiếm đục sửa trục ở xương đùi. Thực hiện phẫu thuật bằng cách lấy bỏ đi một mảnh xương hình chêm sau đó nắn lại, và cố định xương. Cần phải luôn luôn kiểm tra xem ổ gẫy có liền không, bằng cách theo dõi sự xuất hiện của can xương.
Vì sao phải đục sửa trục xương ?
Mục đích của đục xương sửa trục là để điều trị thoái hoá khớp gối một bên. Trường hợp này sụn khớp bị mòn chỉ xảy ra ở một bên, (ở bên trong thường gặp hơn bên ngoài). Đục chỉnh trục là lấy bỏ hay thêm vào một mảnh xương hình chêm để chỉnh lại trục của chi dưới cho thẳng, nhằm lấy lại cân bằng lực, chuyển trọng tâm lực tỳ lên gối sang bên mặt khớp lành, giảm mức độ chịu tải cho mặt khớp đã thoái hoá nên làm chậm lại quá trình thoái khớp. Đục xương chỉnh trục không làm thay đổi được quá trình thoái hoá, nó vẫn tồn tại thoái hoá ở trên khớp, nhưng nó có hai tác dụng :
- Làm giảm đau
- Làm chậm lại thoái hoá cho khớp đã hỏng (khe khớp đã bị hẹp), điều này rất quan trọng ở người trẻ tuổi.
Nếu không được điều trị, thoái hoá gối một bên có nguy cơ nặng thêm, và tiến triển tới mức không thể cứu vãn được.
Lấy thoái hoá bên trong khớp làm ví dụ: do thoái hoá nên sụn khớp ở bên trong bị mỏng đi. Cẳng chân vẹo trong (varus) nên chuyển dần trọng tâm của gối vào bên trong (bên tổn thương). Vùng bệnh càng ngày càng phải chịu đựng nhiều sức ép của cơ thể, trong khi đó phần bên ngoài rất khỏe mạnh lại làm việc ít hơn. Thực sự muốn cắt vòng xoắn này chỉ còn cách là đục xương chỉnh lại trục của chi.
Kỹ thuật đục xương sửa trục
Đục chỉnh trục kiểu khép: là đục vào chỗ gồ của xương, sau đó lấy bỏ đi mảnh xương hình chêm, rồi nâng phần xương còn lại lên, dựng lại trục chi cho thẳng, sau đó cố định lại bằng các phương tiện kết hợp xương. |
Đục xương sửa trục kiểu khép |
|
Đục xương kiểu mở thì ngược lại, người ta cưa xương làm đôi, sau đó lấy một miếng xương ghép, thường lấy ở xương chậu, có hình chêm rồi chèn vào giữa đường cắt xương để nâng phần mâm chày lên, chỉnh lại trục chi cho thẳng . |
Đục xương chày chỉnh trục kiểu mở |
Đục xương chỉnh trục bắt buộc phải làm thật chuẩn, kết hợp xương ở tại vị trí đục xương bằng các phương tiện kết xương chắc chắn như : vis, plaque vis, agraffe,…
Có hai kiểu đục xương (có thể làm ở xương đùi, có thể làm ở xương chày) tuỳ vào biến dạng trục mà chỉnh. :
-
Đục xương vẹo ra ngoài (valgisation) để chỉnh gối vẹo trong (genu varum)
-
Đục xương vẹo vào trong (varisation) để chỉnh gối vẹo ngoài (genu valgum).
-9%Bán chạyMáy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Giá gốc là: 3.600.000₫.3.290.000₫Giá hiện tại là: 3.290.000₫.Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
10.990.000₫-6%Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Giá gốc là: 3.700.000₫.3.490.000₫Giá hiện tại là: 3.490.000₫.BH 20 năm
Hậu phẫu và kết quả
Sau mổ không cần phải bất động (sử dụng đinh nẹp một khối – rất vững chắc). Luyện tập có thể tiến hành sớm. Mổ thường rất đơn giản : chỉ cần đo chính xác phần xương định cắt, sau đó tiến hành mọi thủ thuật đều ở bên ngoài khớp.
Cần phải chờ cho liền xương, thì chân mới vững nên phải sử dụng nạng . Thời gian tập đi lại và tỳ đè tuỳ thuộc vào đục chỉnh trục ở xương nào (đùi hay chày) , kỹ thuật (mở hay khép), cố định xương kiểu gì, có thể cho phép tỳ ngay, hay cũng có thể phải chậm lại 2 đến 3 tháng.
Can thiệp này cho phép giảm đau ngay và ngừng quá trình làm nặng thêm của thoái hoá khớp . Nó không làm cho sụn bớt hỏng , không làm giảm được thoái hoá. Sụn khớp vẫn có nguy cơ bị phá huỷ và vẫn còn có khả năng làm cho khớp thoái hoá tiếp sau này. Nhưng thời gian để thoái hoá toàn bộ sẽ kéo dài hơn, như thế thay khớp sẽ chờ được đến thời điểm tốt nhất.
Chỉ định đục xương sửa trục
Chỉ định đục xương chỉnh trục cần có sự tham gia của nhiều yếu tố :
Mức độ đau trầm trọng và biến dạng của chi dưới
Tuổi: đục xương chỉnh trục hay làm với người trẻ tuổi
Trên phim chụp điện có những yếu tố đảm bảo cho thành công của phẫu thuật
Nguồn Genou.com/vietnam
Originally posted 2011-05-02 09:12:23.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !