Tên thuốc: Radix Dipsaci , Tiếng Hán: 續 斷
Dùng làm thuốc còn có tên Tiếp cốt thảo, Xuyên đoạn hoặc Sâm nam, Dầu vù ( Mèo), Rễ Ké (miền Nam). Bộ phận dùng làm thuốc là rễ phơi hay sấy khô của cây Tục đoạn (Dipsacus asper Wall), được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.
Tên khoa học: Dipsacus japonicus Miq
Họ khoa học: Tục Đoạn.
Bộ phận dùng: Rễ khô, mềm, bẻ không gẫy, giòn, ít xơ, da đen xám, ruột xanh thẫm, dài, to trên 5 ly, vị đắng không đen ruột, không mọt, không mọt, không vụn nát là tốt.
Thành phần hóa học : có alcaloid, tinh dầu, chất màu, chất chát, saponin, đường.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Ngâm nước một lúc, ủ mềm thấu, thái lát phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch thái mỏng, phơi khô (thường dùng).
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Có khi tẩm rượu sao qua (trị đau xương).
Ngâm rượu uống với các thuốc khác.
Bảo quản: để nơi khô ráo, mát, phòng sâu mọt, mốc.
– Can Thận hư biểu hiện đau lưng mỏi gối hoặc yếu chân: Tục đoạn hợp với Ðỗ trọng và Ngưu tất.
– Mạch Xung và Nhâm rối loạn do Can Thận hư, biểu hiện băng kinh, rong huyết và doạ sảy thai (động thai): Tục đoạn hợp với Ðỗ trọng, A giao, Ngải diệp, Hoàng kỳ và Ðương qui.
Ngoại thương: Tục đoạn hợp với Cốt toái bổ và Huyết kiệt để giảm sưng và giảm đau.
Tính vị qui kinh:
Vị đắng, ngọt, cay, hơi ôn. Qui kinh Can thận.
Theo các sách thuốc cổ:
- Sách Bản kinh: vị đắng hơi ôn.
- Sách Trấn nam bản thảo: tính ôn hơi đắng, hơi chua; nhập Can kinh.
- Sách Bản thảo kinh sơ: đắng ngọt, cay, hơi ôn, không độc.
- Sách Lôi công dược tính giải: nhập Can Thận.
Thành phần chủ yếu: Alkaloids, Benzene.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng bổ can thận, an thai, chỉ lậu, hoạt huyết, làm liền gân cốt (nên có tên Tục đoạn). Chủ trị các chứng Can thận hư, lưng đau, chân yếu, trị thai lậu, thai trụy, gãy xương, bong gân, sái gân, lở nhọt.
Theo các sách thuốc cổ:
- Sách Bản kinh: ” chủ thương hàn, bổ bất túc, trị ung nhọt, ngã gãy xương, làm liền gân cốt, trị phụ nhân ít sữa, uống lâu ngày, thuốc làm tăng khí lực“.
- Sách Nhật hoa tử bản thảo: ” trợ khí, điều huyết mạch, bổ ngũ lao, thất thương, phá trưng kết, ứ huyết, tiêu thũng độc trường phong, trĩ lậu, nhũ ung, loa lịch (lao hạch), bổ hư tổn, trị bệnh sản phụ trớc và sau đẻ, sắc mặt vàng, phù, thuốc làm giảm đi tiểu, trị di mộng tinh, hoạt tinh, tiểu có máu, thai lậu, tử cung lạnh”.
- Sách Trấn nam bản thảo: ” bổ can, cường gân cốt, thông kinh lạc, trị đau kinh, an thai, trị bạch đới, sinh tân huyết, phá ứ huyết, trục thai chết, trị ho và ho có máu (khái huyết).
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Thuốc có tác dụng làm thóat mủ (bài nùng) đối với ung nhọt, cầm máu, giảm đau, có tác dụng tăng sữa và làm tăng nhanh tổ chức tái sinh.
Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của Đỗ tất Lợi: nghiên cứu tác dụng dược lý loài Dypsacuspilosus (cùng chi khác loài với Tục đoạn), có nhận xét với liều 0,2 – 0,3g cao đối với một thể trọng của chó và mèo thì thấy huyết áp cao lên, nhịp tim nhanh lên, đồng thời biên độ mạch cũng tăng, hơi thở mau và sâu. Thử trên tủy sống của ếch thấy cao Dypsacus pilosus có tác dụng gây mê mạnh.
Ứng dụng lâm sàng:
Chủ yếu dùng Tục đoạn trị chứng đau lưng, chân. Tác dụng gần giống với Ngưu tất, Đỗ trọng. So với Đỗ trọng thì Tục đoạn đắng ôn, có tác dụng hoạt huyết thường dùng cho trường hợp té ngã, chấn thương, gãy xương. Còn vị Đỗ trọng ngọt, ôn chuyên dùng ôn bổ có giá trị chữa chứng thận hư, đau lưng và an thai. Còn Ngưu tất có xu hướng đi xuống chữa đau phần dưới tốt.
1.Trị đau lưng và chân (thuộc thể hư và hàn thấp), chân gối mỏi, gân cốt co cứng, dùng bài:
- Tục đoạn, Tỳ giải, Ngưu tất sao, Đỗ trọng, Mộc qua, mỗi thứ 80g, nghiền bột mịn luyện mật làm hoàn. Cứ mỗi viên nặng 10g, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 – 3 lần, uống với nước nóng hoặc rượu nóng.
2.Trị té gây đau lưng gối, chân tay đau sưng hoặc trường hợp gãy xương kín, bong gân:
- Tiếp cốt tán: chích Nhũ hương, chích Một dược, Đồng tự nhiên, Thổ miết trùng, Huyết kiệt, Tục đoạn, Đương qui, Cốt toái bổ, Hồng hoa, mỗi thứ 12g, Mộc hương 8g, tán bột mịn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 – 3 lần, uống với nước sôi nguội hoặc hòa với dấm rượu đắp ngoài.
3.Trị phụ nữ băng lậu, khí hư, bạch đới, hoặc động thai, thai lậu (dọa sẩy) dùng bài:
- Tục đoạn, Đương qui, Hoàng kỳ, Long cốt, Xích thạch chỉ, Địa du mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Xuyên khung, Ngãi diệp mỗi thứ 6g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần.
- Bài thuốc chữa động thai: Tục đoạn (tẩm rượu) 80g, Đỗ trọng (tẩm nước gừng sao cho đứt tơ) 80g. Hai vị tán nhỏ trộn với thịt táo tàu (Đại táo) viên bằng hạt ngô, ngày uống 30 viên với nước cơm.
Liều lượng thường dùng:
- Liều: 10 – 20g, dùng ngoài tùy theo bệnh lý.
- Dùng trị băng lậu, kinh nguyệt kéo dài, dùng Tục đoạn sao tốt hơn.
Chú ý: Thuốc sao được dùng trị rong huyết và bột thuốc dùng ngoài.
Kiêng ky: âm hư hỏa thịnh thì kiêng dùng.
Nguồn Tuetinhlienhoa.com.vn – Baophuyen.com.vn
Originally posted 2011-04-06 07:07:58.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !