ĐTĐ – Mỗi khi chúng tôi tư vấn cho bệnh nhân về vấn đề thay khớp, ai nấy đều lắc đầu thè lưỡi vì nghe thấy từ thay khớp có vẻ ghê gớm quá.
Nhìn trên hình X-quang khớp hư
Khớp gối đã thay – Ảnh: N.Anh
Mỗi năm tổng cộng trên thế giới số người được thay khớp rất nhiều. Ở Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng và gối đã trở nên phổ biến và gần như rất nhiều bệnh viện thực hiện được.
Vì sao phải thay khớp?
Khi hai mặt sụn khớp đã bị hủy hoại vì một nguyên nhân nào đó như chấn thương, viêm, thoái hóa… sẽ làm bệnh nhân đau đớn khi cử động. Các bác sĩ sẽ phẫu thuật đặt khớp nhân tạo để tạo hai mặt khớp mới, khớp đặt vào cơ thể vĩnh viễn nhằm mục đích làm giảm sự đau đớn, đem lại chất lượng sống tốt hơn cho bệnh nhân.
Với mục đích như vậy, chúng ta dễ thấy ngay chỉ định mổ thay khớp chỉ đặt ra khi bệnh nhân quá đau đớn mỗi khi cử động khớp bị hư do một nguyên nhân nào đó. Ở khớp háng có thể hay gặp là tình trạng hoại tử chỏm xương đùi ở người trẻ, gãy cổ xương đùi ở người già do khả năng lành xương rất kém, thoái hóa khớp háng do nguyên nhân chấn thương hay tuổi tác với mặt sụn khớp bị hư hoàn toàn. Đối với khớp gối là di chứng của chấn thương làm hư mặt sụn, tình trạng thoái hóa khớp gối ở người có tuổi.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Một số bệnh lý như viêm đa khớp dạng thấp làm hủy hoại mau chóng mặt sụn khớp. Phẫu thuật thay khớp sẽ giúp bệnh nhân đỡ đau, tự đi lại được, cải thiện chất lượng sống. Người ta đã ghi nhận những kết quả tốt sau khi thay khớp và phẫu thuật này đã thật sự kéo bệnh nhân ra khỏi các cơn đau triền miên.
Mặt trái
Đầu tiên đó là những nguy cơ khi phẫu thuật thay khớp. Đây là phẫu thuật đại phẫu lại tiến hành trên bệnh nhân lớn tuổi, do vậy nguy cơ tử vong trong và sau mổ hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy không nhiều với con số vài phần trăm tùy trung tâm nhưng nó luôn hiện diện, và như vậy bệnh nhân cũng như người nhà cần được thông báo rõ ràng về nguy cơ này.
Một khi đi mổ là có nguy cơ nhiễm trùng, nhất là khi lại đặt vào trong cơ thể một khối lượng sắt thép lớn như vậy. Nhiễm trùng sau mổ thay khớp được mô tả bằng từ “đại họa” vì khi đó khớp nhân tạo sẽ có nguy cơ bị lấy bỏ khỏi cơ thể để giải quyết nhiễm trùng.
Việc điều trị hết sức tốn kém và đầy nguy cơ. Nguy cơ nhiễm trùng không chỉ ngay lúc mổ mà có thể xảy ra trong bất kỳ thời điểm nào nếu như bệnh nhân có ổ nhiễm trùng từ chân tay hay miệng hoặc từ cơ quan khác. Do vậy bệnh nhân cần được hướng dẫn kỹ càng về việc dùng kháng sinh dự phòng cho những trường hợp nhổ răng, phẫu thuật hay bị nhiễm trùng chân tay.
Thay khớp lần nữa
Một nguyên nhân làm đau đầu bác sĩ là các khớp nhân tạo sẽ bị hư theo thời gian. Các mảnh vụn của khớp bị bong ra do quá trình cọ xát hai mặt khớp là phản ứng viêm quanh khớp nhân tạo dẫn tới lỏng khớp. Khoảng 10 năm hay lâu hơn nữa sẽ thay lại khớp khác. Trung bình có 12% những người được thay khớp lần đầu sẽ phải thay lại lần hai hay ba do lỏng khớp, hư khớp, nhiễm trùng hay bị gãy xương quanh khớp.
Đây thật sự là một đại dịch do chính con người gây ra vì mỗi năm cũng có đến vài chục ngàn người phải thay lại khớp khác. Sở dĩ gọi là đại dịch vì không chỉ số bệnh nhân nhiều mà còn do tính chất khó khăn của phẫu thuật thay lại khớp nhân tạo lần thứ hai hay ba. Các nguy cơ phẫu thuật đều tăng lên hai ba lần cho cuộc mổ lần hai vì bệnh nhân lớn tuổi, kỹ thuật thay khó khăn, dụng cụ đắt tiền hơn…
Chính vì chỉ định thay khớp dựa chủ yếu trên triệu chứng đau của bệnh nhân chứ không dựa trên mức độ hư của khớp nên người quyết định thay khớp hay không chính là bệnh nhân. Nếu bệnh nhân còn chấp nhận được cái đau thì sẽ không có chỉ định phẫu thuật. Thay khớp là biện pháp cuối cùng sau khi mọi phương pháp điều trị khác không còn tác dụng. Người càng trẻ càng hạn chế thay khớp vì tuổi thọ của khớp có giới hạn, việc thay lần hai hay lần ba sẽ rất khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Theo tuoitre.com.vn
Khớp nhân tạo phổ biến hiện nay là khớp háng, khớp gối, tiếp theo sau là khớp vai, cổ chân, ngón tay, khuỷu… Phần lớn các loại khớp làm bằng chất liệu hợp kim từ nickel, crôm, titan, zirconium… Một số thành phần làm từ sứ, polyethylene. Giá thành một bộ dụng cụ khớp gối bây giờ thay đổi tùy theo khớp, dao động quanh khoảng 40 triệu đến 55 triệu đồng. Chi phí thay khớp gối thay đổi tùy bệnh viện do các dịch vụ không giống nhau.
Originally posted 2010-08-20 07:29:13.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !