(ĐTĐ) – Tác dụng điều trị chủ yếu của papaverin là chống co thắt cơ trơn nên được dùng điều trị trong các bệnh đường tiêu hóa, đường niệu, đường mật khi có đau bụng do tăng nhu động ruột, dạ dày; Cơn đau quặn thận hay cơn đau quặn mật, giảm co bóp tử cung…
Trước kia, papaverin đã được dùng để chống thiếu máu não, ngoại vi do co thắt động mạch, thiếu máu cơ tim, co thắt phế quản hen, cơn đau thắt ngực nhưng tác dụng và hiệu quả của thuốc đối với những bệnh này không rõ rệt nên hiện đã không dùng papaverin để điều trị các bệnh trên và thay thế bằng các thuốc khác có hiệu quả hơn.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Papaverin được uống trong hoặc sau bữa ăn, hoặc với sữa để làm giảm rối loạn tiêu hóa. Đối với dạng thuốc tiêm tĩnh mạch, chỉ dùng khi cần thuốc có tác dụng ngay, nhưng phải tiêm chậm trong thời gian 1 – 2 phút để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng như loạn nhịp tim, ngừng thở…
Phải dùng papaverin một cách thận trọng ở người bệnh tăng nhãn áp. Không dùng thuốc trong thời gian dài vì có thể dẫn đến phụ thuộc vào thuốc.
Mặc dù độc tính của papaverin thấp sau khi uống, nhưng trên thực tế đã có những trường hợp dùng thuốc bị tác dụng phụ về tiêu hóa (buồn nôn, táo bón, chán ăn, tiêu chảy), viêm gan và quá mẫn gan, chóng mặt, ngủ gà, an thần, ngủ lịm, nhức đầu… được thông báo.
Ngừng dùng papaverin khi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, vàng da hoặc có tăng bạch cầu ưa eosin hoặc khi những kết quả xét nghiệm chức năng gan biến đổi.
Nguồn Suckhoedoisong.vn
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !