Deprecated: Constant FILTER_SANITIZE_STRING is deprecated in /home/voqopxqs/new/wp-content/plugins/wpseo-news/classes/meta-box.php on line 59

Deprecated: Hàm Yoast\WP\SEO\Helpers\Request_Helper::is_rest_request hiện tại không dùng nữa từ phiên bản Yoast SEO 23.6! Sử dụng wp_is_serving_rest_request để thay thế. in /home/voqopxqs/new/wp-includes/functions.php on line 6085

Deprecated: Hàm Yoast\WP\SEO\Helpers\Request_Helper::is_rest_request hiện tại không dùng nữa từ phiên bản Yoast SEO 23.6! Sử dụng wp_is_serving_rest_request để thay thế. in /home/voqopxqs/new/wp-includes/functions.php on line 6085
Hạn chế loét dạ dày - tá tràng do thuốc giảm đau - Điều Trị Đau Clinic
Viện điện tử

Hạn chế loét dạ dày – tá tràng do thuốc giảm đau

(ĐTĐ) – Một trong những tác dụng phụ thường gặp do nhóm thuốc giảm đau chống viêm là gây ra loét dạ dày – tá tràng, vậy phải làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ này ?

 

Các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (viết tắt là NSAID) như: aspirin, diclofenac, indomethacin, piroxicam… được dùng phổ biến trong các bệnh về xương khớp. Đây cũng là những thuốc có mặt rộng rãi ở các nhà thuốc, mua được dễ dàng… nên đôi khi còn bị người dân lạm dụng tự ý mua về dùng. Một trong những tác dụng phụ thường gặp do nhóm thuốc này gây ra là loét dạ dày – tá tràng.

Thuốc gây loét như thế nào?

Trong cơ thể, COX1 kích thích các enzym tạo thành chất trung gian hóa học chủ yếu là Prostaglandin (PG) sinh lý có tác dụng tăng giảm chất nhầy ở dạ dày để bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sức lọc cầu thận. COX2 kích thích các enzym tạo thành Prostaglandin PG gây viêm, gây đau, gây sốt.

Hạn chế loét dạ dày – tá tràng do thuốc giảm đau

Người bệnh loét dạ dày – tá tràng cần thận trọng khi dùng thuốc giảm đau.

Do các NSAID ức chế COX1, làm giảm tạo thành chất nhầy của niêm mạc dạ dày – tá tràng. Khi chất nhày bảo vệ bị suy giảm thì acid sẵn có trong dạ dày sẽ tấn công niêm mạc của dạ dày và gây loét. Các NSAID đường uống, đường tiêm, đặt, bôi ngoài trên diện rộng, kéo dài… đều gây loét. Nhưng thuốc uống gây loét nhiều hơn bởi ngoài tác dụng ức chế COX1, các NSAID đều có đặc tính chung là các dẫn chất acid có độ tan kém. Các dẫn chất này khi ở trong môi trường acid của dạ dày lại rất khó tan, sẽ kết tụ thành từng đám trong dạ dày, tinh thể acid trong dạ dày sẽ kích thích trực tiếp gây loét. Vì thế nếu như dùng đường uống thuốc sẽ gây loét theo 2 cơ chế: kích ứng trực tiếp dạ dày, và do giảm chất nhày. Còn lại với các đường dùng khác thuốc chỉ gây loét theo cơ chế làm giảm chất nhày. Dùng thuốc theo đường uống tác dụng gây loét sẽ tăng lên rất nhiều trong khi đuờng uống lại là đường dùng phổ biến.

Hạn chế bằng cách nào?

Để khắc phục tác dụng phụ gây loét đường tiêu hóa các nhà sản xuất đã bào chế ra dạng đặc biệt, đó là viên bao tan trong ruột. Ví dụ, như viên aspirin pH8 chẳng hạn. Với dạng bào chế này, thuốc không tan trong dạ dày mà tan ở ruột. Vì vậy sẽ làm bớt loét, tuy nhiên thuốc vẫn gây loét theo cơ chế làm giảm chất nhày. Uống aspirin pH8 tốt hơn aspirin thường. Do tan trong ruột nên thời gian lưu lại của thuốc trong dạ dày chỉ được phép 2 tiếng đồng hồ. Quá thời gian trên thì vỏ bao của viên thuốc sẽ không bền trong môi trường acid nữa. Vì vậy, khi uống dạng viên này làm sao cho thuốc xuống ruột thật nhanh. Vì thế nên uống thuốc vào lúc đói hoặc xa bữa ăn, trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 2 giờ. Ngoài ra, dạng viên sủi hay gói bột hòa tan sẽ giúp thuốc được phân tán đều mà không tích tụ thành đám trong dạ dày giúp hạn chế cơ chế loét trực tiếp.

Một số NSAID được bào chế chọn lọc ức chế COX2 ít gây loét dạ dày hơn nhưng lại gây tai biến trên tim mạch. Nếu bệnh nhân có tiền sử về tim mạch thì khuyên không nên dùng (vì hạn chế được tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa thì lại bị phản ứng trên tim mạch sẽ tồi tệ hơn).

Ngoài ra, có thể dùng thêm các thuốc chống loét. Nếu chỉ dùng 1-2 liều thì đối với những người nhạy cảm mới bị loét. Nhưng đối với những người bị bênh mạn tính như bệnh khớp phải dùng các thuốc này thường xuyên thì rất nhiều bệnh nhân gặp tác dụng phụ này. Do vậy người ta thường hay dùng các thuốc dự phòng loét (nhất là đối với những người có nguy cơ cao: có tiền sử viêm loét, hoặc phối hợp NSAID với corticoid…).

Các thuốc dự phòng loét thường dùng như: nhóm ức chế bơm proton, các thuốc bao niêm mạc (các antacid: maalox, kavet), prostasglandin tổng hợp…

Nguồn Suckhoedoisong.vn

-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Giá gốc là: 3.600.000₫.Giá hiện tại là: 3.290.000₫.
10.990.000
Mua
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Giá gốc là: 3.700.000₫.Giá hiện tại là: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua

Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !

-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Giá gốc là: 3.600.000₫.Giá hiện tại là: 3.290.000₫.
10.990.000
Mua
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Giá gốc là: 3.700.000₫.Giá hiện tại là: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status