(ĐTĐ) – Đau cơ và đau toàn thân tuy không nguy hiểm nhưng nếu phải chịu đựng những cơn đau dài ngày, người bệnh khó có thể bắt kịp nhịp sống, năng suất làm việc hay học tập sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.
Khi bị tổn thương hay căn bệnh nào đó tấn công, cơ thể chúng ta sẽ có những phản ứng lại như: cảm giác đau, vận động khó khăn, chỉ muốn nghỉ ngơi, nằm một chỗ…
Triệu chứng chung của các cơn đau cơ là ê ẩm khắp cổ, vai, thắt lưng
Dân văn phòng dễ mắc
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng các cơn đau cơ và đau toàn thân chỉ tác động lên những nhóm người hay làm công việc lao động nặng nhọc mang tính chất chân tay, cơ bắp. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây của các bác sĩ tại Úc cho thấy người làm việc trong văn phòng rất dễ bị đau cơ – đặc biệt là vùng cổ, lưng, vai – nhiều hơn so với bất cứ nghề nghiệp nào khác.
Hệ lụy thấy rõ của các chứng đau cơ này là làm giảm năng suất làm việc và không ít người dẫn đến bị trầm cảm và stress. Nguyên nhân cơ học gây ra các cơn đau này đa số là do ngồi lâu ở một tư thế, mang giày cao gót, vừa nghe điện thoại vừa ghi chép, tư thế ngồi, lao động, gối đầu cao khi ngủ, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi… Ngoài ra, còn có các yếu tố như ngồi nhiều trước quạt, máy lạnh, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm (làm sụt giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu ở các cơ dẫn đến chứng đau nhức vai, cổ, mình mẩy).
Triệu chứng chung của các cơn đau chính là ê ẩm khắp cổ, vai, thắt lưng dẫn đến tâm trạng bực bội, khó chịu và mất tập trung trong công việc; lúc nào cũng lắc cổ qua lại hy vọng sẽ giảm bớt cơn đau. Có không ít người khi đau quá đã dùng sai một số phương pháp để tự chữa trị như vặn mạnh cổ, vai hay gáy. Nếu không cẩn thận, những phương pháp này có thể làm ảnh hưởng đến các đốt xương cổ.
Do chứng đau cơ và đau toàn thân quá phổ biến và ai cũng dễ mắc phải nên đôi khi trở thành quen thuộc đến mức nhiều người không để tâm chữa trị mà cố chịu đựng. Thông thường, các chứng đau cơ sẽ tự khỏi nhưng dễ tái phát trong thời gian ngắn, nhất là những người làm các công việc liên quan đến cơ bắp, lao động hoặc sai tư thế. Khi cơn đau tái đi tái lại nhiều lần và kéo dài hàng tuần lễ, người bị đau rất dễ rơi vào tâm trạng chán chường, mệt mỏi, trầm cảm và có thể kéo theo các bệnh về tiêu hóa, đường ruột sẽ mẫn cảm hơn, thậm chí còn có thể dẫn đến thoái hóa cơ xương…
Lưu ý tác dụng phụ
Có nhiều cách điều trị chứng đau cơ và đau toàn thân. Dùng thuốc cũng là một phương pháp khả thi để “cắt đuôi” các cơn đau cơ nhanh chóng nhưng cần phải lưu ý dùng đúng loại và liều dùng phù hợp.
Cũng cần lưu ý thuốc giảm đau như thế nào mới được xem là loại chuyên trị đau cơ và đau toàn thân. Đó phải là loại tác dụng lên triệu chứng gây đau cơ, có thể chữa khỏi cơn đau nhanh chóng mà không để lại tác dụng phụ. Tất cả các thuốc giảm đau không kê toa (thuộc nhóm NSAIDs – không chứa chất gây nghiện) nhìn chung đều có tác dụng giảm đau nhưng mỗi nhóm được bào chế theo liều lượng riêng để phù hợp với những chứng đau khác nhau.
Nhóm thuốc trị đau cơ và đau toàn thân thường chứa hai hoạt chất ibuprofen và paracetamol ở liều thấp để hạn chế tối đa tác dụng phụ. Ibuprofen liều dùng dưới 400 mg có tác dụng kháng viêm tốt và là một trong những hoạt chất ít xuất hiện tác dụng phụ nhất trong nhóm NSAIDs. Trong khi đó, paracetamol dưới 400 mg có tác dụng giảm đau nhanh.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Để điều trị đau cơ, hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc dùng hoạt chất ibuprofen và paracetamol để phát huy hiệp lực của hai nhóm hoạt chất này và tối thiểu hóa tác dụng phụ. Có thể đơn cử như Alaxan (chuyên trị các chứng đau cơ và đau toàn thân từ nhẹ đến trung bình với sự kết hợp 200 mg ibuprofen và 325 mg paracetamol trong cùng một viên nén). Tuy nhiên, để sử dụng Alaxan hay bất cứ thuốc giảm đau nào khác một cách an toàn hơn, người dùng nên uống thuốc sau bữa ăn và tuân thủ đúng chỉ định.
Dù sao thì “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chính vì thế, chúng ta cần chủ động phòng ngừa tình trạng đau cơ bằng các cách ngồi đúng tư thế, thường xuyên đi lại, vận động, tập một số động tác đơn giản để khởi động các khớp vai, cổ tay, cổ. |
Nguồn NLD.com.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !