(ĐTĐ) – Các thống kê cho thấy chỉ có khoảng 14% thai phụ không cảm thấy đau đớn khi vượt cạn. Thế những người mẹ tương lai còn lại phải làm thế nào bây giờ? Các bác sĩ có một loạt các phương án giảm đau cho họ.
Tác dụng của hoóc-môn
Bạn bắt đầu chuyển dạ và cảm thấy sợ hãi? Nếu vậy, phải tìm mọi cách để bình tĩnh lại. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, mỗi khi sợ hãi, lượng hoóc-môn adreanalin sản sinh ra trong cơ thể tăng rõ rệt, mà hoóc-môn này lại ức chế sự sản sinh của một hoóc-môn khác là oxytocin có tác dụng giúp dạ con co bóp tốt hơn. Nếu người mẹ tương lai bình tĩnh, cố gắng nghĩ tới đứa con sắp chào đời với những tình cảm âu yếm nhất thì cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hoóc-môn khác gọi là endorphyn “hoóc-môn hạnh phúc” có tác dụng giảm đau rất tốt.
Hãy tự giúp mình!
Để giảm nhẹ các cơn đau đẻ, các bác sĩ đưa ra vài biện pháp hữu hiệu sau đây cho các thai phụ:
– Nằm ngửa và dùng các đầu ngón tay vuốt nhẹ bụng, bắt đầu từ dưới, lên phần giữa rồi từ từ theo hai bên bụng và lên phía trên.
– Co các ngón tay lại thành hai nắm đấm rồi kê sau hông. Khi cơn đau để tới, hãy dùng hai nắm đấm này ép mạnh vào khu vực xương cùng.
– Nằm ngửa và dùng hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai gai chậu trước, từ phía bên trái và bên phải.
Sức mạnh của nước
Để cổ tử cung mở nhanh hơn, các bác sĩ có thể khuyên bà mẹ tương lai một phương pháp rất thú vị là.. nằm trong bể bơi. Các nghiên cứu cho thấy nước làm giảm các cơn đau, và điều này nghĩa là cơ thể thai phụ sẽ không còn tăng cường sản sinh ra quá nhiều hoóc-môn adreanalin nữa. Kết quả là hoóc-môn oxytocin sẽ được sản sinh ra, khiến cho dạ con co bóp tốt hơn và cổ tử cung mở nhanh hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên các bà mẹ tương lai không nên nằm trong bể bơi quá 1-2 tiếng vì trong trường hợp này, các cơn đau đẻ sẽ có thể bị suy yếu đi.
Thuốc giảm đau
Nếu các phương pháp kể trên không có tác dụng đối với thai phụ, các bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau chuyên dụng. Thông thường, thuốc giảm đau được sử dụng sau khi thai phụ đã bước vào giữa giai đoạn chuyển dạ, nghĩa là khi các cơn đau đẻ đã trở thành thường xuyên và cổ tử cung mở ít nhất 4cm. Vậy đó là những thuốc giảm đau dạng gì?
Một số bệnh viện sản hiện nay vẫn tiếp tục áp dụng phương pháo giảm đau cho các sản phụ bằng cách cho họ đeo mặt nạ rồi qua đó truyền một loại khí ga có tên là Nitrous oxide (N2O). Chất này có tác dụng trong thời gian ngắn và nhanh chóng được loại bỏ khỏi cơ thể. Mặt nạ sẽ được tháo ra khi thai phụ bắt đầu rặn đẻ.
Nếu thai phụ quá hoảng sợ khi chuyển dạ, các bác sĩ có thể chỉ định cho uống các loại thuốc an thần, chẳng hạn như Seduxen.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Trong một số trường hợp khác, thai phụ có thể được chỉ định dùng một lúc vài loại thuốc như promedol cùng với Seduxen và No Spa.
Đối với thai phụ dễ bị thôi miên, có thể áp dụng biện pháo châm cứu và thôi miên để giảm đau.
Trường hợp đặc biệt
Ngày nay, phương pháp gây tê ngoài mang cứng ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện sản. Đây là cách áp dụng cho các thai phụ quá đau đớn khi chuyển dạ, cũng như các thai phụ có huyết áp cao, bị mắc các chứng bệnh về tim hoặc các biến chứng khi mang thai như tiền sản giật.
Gây tê được thực hiện như thế nào?
Bác sĩ chích ra một lỗ ở vùng liên đốt sống L3-L4 rồi đặt một ống vào vùng ngoài màng cứng. Khi cổ tử cung đã mở được 3-4cm, bác sĩ sẽ đưa thuốc giảm đau vào cơ thể qua ống này. Tuy nhiên, khi thai phụ bắt đầu rặn đẻ thì thuốc giảm đau sẽ được ngừng truyền vào để thai phụ có thể tự rặn đẻ.
Lưu ý: Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có nhược điểm như sau: Trong khi tiến hành gây tê, các cơn đau để bị suy yếu dần và hậu quả là có thể thai phụ phải đẻ mổ.
Nếu trong khi tiến hành gây tê ngoài mang cứng, kim tiêm chọc vào sâu quá mức cần thiết một chút thì dịch tủy sống sẽ tràn vào vùng ngoài màng cứng. Hậu quả là sau khi sinh, người mẹ có thể bị đau đầu. Để tránh tình trạng này, các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc giảm đau thông thường.
Trong khi đau đẻ, thai phụ có thể nằm trong bể bơi, nhưng khi bắt đầu rặn đẻ thì thai phụ cần “lên cạn”. Nguyên nhân là vì do tác dụng của nước, các cơn đau đẻ có thể bị suy yếu đi và giai đoạn rặn đẻ kéo dài hơn bình thường, điều này có thể dẫn đến nguy cơ của các biến chứng trong khi sinh.
Nguồn Hn.eva.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !