(ĐTĐ) – Nói đến đau đẻ, dân gian thường ví von đó là cái đau “banh da xé thịt”, vì thế nhiều người chuyển dạ một lần đã ” sợ đến già”.
Không ít thai phụ sinh con lần đầu thường tìm đến các phương thuốc truyền miệng giúp giảm đau khi “lâm bồn” như uống nước hoa hướng dương, ăn nhiều thịt mỡ, ăn nấm mèo trộn đường đá… Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng, chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của những bài thuốc ấy. Trong khi đó, ngày nay, cái đau vượt cạn ấy có thể được cải thiện nhờ y khoa và các bước chuẩn bị tiền sản.
Phương pháp dân gian: không được kiểm chứng
Chị Kim Nam, 31 tuổi, mang thai lần đầu nên khi nghe đến đau đẻ cũng rất sợ. Tìm sự tư vấn từ những người có kinh nghiệm, chị được khuyên: “Đến tháng thứ 8 của thai kỳ nên lấy một nhánh cây quế giã giập hòa vào nước 1 trái dừa tươi. Cách 1 tuần uống 1 lần, uống đến lần thứ 3 sẽ sinh mà không đau. Hoặc khi có dấu hiệu sinh (tử cung nở khoảng một phân) thì lấy nấm mèo đã ngâm nước cho mềm, cắt sợi, cho thêm đường, đá rồi ăn” .
Cũng mang tâm trạng sợ đau khi vượt cạn, có thai được 6 tháng, chị Bích Thu nghe lời người quen mua hoa hướng dương khô về nấu nước uống. Chưa kịp kiểm nghiệm hiệu quả, chị đã bỏ ngang vì nhìn thấy nước này là chị bị ợ, ói.
Diễn biến của một cuộc sinh nở
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Ngọc Hải, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Từ Dũ TP.HCM phân tích, sinh đẻ là một quá trình kết hợp nhiều yếu tố thay đổi của cơ thể, từ nội tiết – cơ quan mang thai là dạ con- sức rặn của thai phụ… cùng cơn co tử cung để đưa em bé ra ngoài.
Cơn đau chuyển dạ của sản phụ thường đều đặn và tăng dần theo thời gian. Bác sĩ Hải cho rằng, tạo hóa không bắt thai phụ chịu đau quá sức vì cơn đau đó không bao giờ kéo dài quá 60 giây và 5 – 10 phút mới đau một lần. Khi cơn đau bắt đầu dồn dập, nghĩa là đau một phút ngưng một phút, thì đó là thời điểm chuẩn bị sinh. Từ 5 đến 15 phút sau, thai phụ sẽ sinh. Ông khẳng định, nhờ cơn đau như vậy mà cửa tử cung được mở, ngôi thai bắt đầu đi vào khung chậu, qua ống sinh dục và xoay chuyển trong đó rồi được tống ra ngoài, kết thúc một cuộc sinh nở.
Với những sản phụ sinh thường, cuộc sinh tính từ thời điểm bắt đầu có dấu hiệu sinh (như tử cung mở một phân).Thời gian sinh con so không quá 24 giờ và con rạ không quá 16 giờ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sinh nở
Một cuộc sinh diễn ra dễ hay không dễ tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Dưới đây là những yếu tố gây bất lợi cho cuộc sinh nở mà y học không thể thay đổi được:
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
. Cơ thể của thai phụ: kích thước khung chậu hẹp.
. Có bệnh lý kèm theo cản trở cuộc sinh.
. Cân nặng của thai nhi trước lúc sắp sinh quá lớn.
. Ngôi thai – thế thai: không thuận. Đây là phần em bé sẽ ra trước tiên, nếu thuận là ngôi đầu.
. Cơn co tử cung
Những yếu tố có thể thay đổi được:
. Trạng thái tinh thần của sản phụ ở giai đoạn chuyển dạ rất quan trọng.
. Bên cạnh đó, các yếu tố chuẩn bị trong giai đoạn mang thai cũng góp phần thành công cho cuộc sinh như kiến thức trong thai kỳ; khi chuyển dạ và khi trẻ ra đời cũng cần được tư vấn kỹ.
. Tình trạng sức khỏe của thai phụ.
. Cân nặng và sự tăng cân của thai phụ liên quan đến dinh dưỡng. Nên tăng cân theo chỉ số BMI như
BMI < 20, nhẹ cân (con sinh ra rất dễ bị suy dinh dưỡng)
= 20 – 24: bình thường, nên tăng từ 10 -12 kg/thai kỳ.
= 25 – 30: dư cân, chỉ nên tăng 6 kg/thai kỳ
BMI > 30: béo phì, nên tăng không quá 6 kg/thai kỳ
. Sự hợp tác nhịp nhàng giữa sản phụ với nhân viên y tế trong lúc chuyển dạ.
. Sự phối hợp giữa sức rặn và hơi thở của sản phụ trong giai đoạn đưa em bé ra ngoài.
. Thời điểm vào nhập viện: nhập viện không đúng thời điểm sẽ làm người nhà và thai phụ mệt mỏi vì thay đổi môi trường, tâm lý lo lắng, chờ đợi. Nên để tâm trạng được thoải mái. Ngày dự sinh chỉ là ngày dự kiến. Vì vậy, có thể sinh sớm hoặc muộn.
. Tìm lời khuyên từ những người có chuyên môn và hạn chế bàn chuyện với những người không có hoặc ít có chuyên môn.
. Dinh dưỡng trong lúc chuyển dạ: lúc này, thai phụ sẽ cần năng lượng tương đương với một công nhân đập đá. Không nên cho thai phụ ăn những món khó tiêu như trứng gà uống với sữa… mà nên cho thai phụ ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, súp…
Tâm lý quyết định 70 – 80% thành công cuộc sinh
Bác sĩ Hải khẳng định, chưa có nghiên cứu nào chứng minh những món ăn, thức uống dân gian nêu trên sẽ giúp sản phụ không đau khi chuyển dạ. Trong khi đó, cơ thể con người là một sản phẩm hoàn mỹ của tạo hóa. Vì vậy, tạo hóa không bao giờ buộc con người phải chịu đựng những gì vượt quá khả năng của họ, đặc biệt trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Trong số những cuộc sinh thành công, 70 – 80 % được xác định là do tâm lý tốt. Do đó, để cuộc chuyển dạ diễn ra tốt đẹp, ông khuyên rằng, thai phụ hãy để tâm lý được thoải mái, áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ, nhập viện đúng thời điểm, phối hợp nhịp nhàng với nhân viên y tế… sẽ giúp bạn vượt qua được cơn đau vượt cạn.
Tham gia lớp tiền sản tại các bệnh việnTại các Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Trung tâm Tư vấn Sức khỏe sinh sản… đều có các lớp học tiền sản. Tham gia các lớp học này, thai phụ sẽ được hướng dẫn từ nhu cầu dinh dưỡng, chăm sóc, vệ sinh cơ thể, những phương pháp hít thở, cách rặn trong giai đoạn chuyển dạ,… Ngoài ra, nếu lo sợ giai đoạn chuyển dạ vượt quá sức chịu đựng, thai phụ có thể tham khảo dịch vụ “Sanh không đau” bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, hiện đang được áp dụng tại các bệnh viện lớn. |
Nguồn Phunuonline.com.vn
Originally posted 2011-06-09 03:15:19.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !