(ĐTĐ) – Khoảng 17% trẻ ở độ tuổi lên bốn và lớn hơn thường xuyên bị những cơn đau đầu tấn công, thậm chí đau đầu ở mức độ nặng.
Thực tế, bên cạnh béo phì, dị ứng, hen suyễn và suy nhược, đau nửa đầu là một trong 5 bệnh lý có tác động đến trẻ. Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị đau nửa đầu dù khó xác định do trẻ chưa nói được, nhưng khi trẻ dùng tay giữ lấy đầu thì có thể là biểu hiện của bệnh.
Bác sĩ Y khoa Alyssa A. Lebel, đồng Giám đốc Bệnh viện Boston (Mỹ) thuộc chuyên khoa về bệnh nhức đầu ở trẻ em cho biết: “Não bộ của trẻ có khuynh hướng thay đổi khi lớn lên. Vì thế, cơn đau có thể tự nhiên mất đi mà không cần chữa trị. Trẻ nhỏ thường khỏi bệnh nhanh so với trẻ lớn hơn. Hormon cũng có thể là nguyên nhân gây nhức đầu ở trẻ. Sau giai đoạn dậy thì, bệnh ở bé trai có khuynh hướng giảm dần còn bé gái thỉnh thoảng bị đau đầu nhiều hơn”.
Xác định cơn đau
Đau đầu ở trẻ thường do nhiều nguyên nhân. Dĩ nhiên, khi trẻ bị đau đầu thường mắc bệnh cảm hoặc cúm, nhưng một số trẻ vẫn đau đầu hàng ngày trong nhiều tuần, thậm chí sau khi vi rút đã rút lui.
Nguyên nhân thường gặp của đau nửa đầu hay đau đầu do căng thẳng ở trẻ có khuynh hướng diễn ra theo chu kỳ, đôi khi cơn đau kéo dài từ 30 phút đến vài ngày. Đau nửa đầu xảy ra khi các tế bào não bị kích thích cao độ dẫn đến các mạch máu giãn nở và lớp màng nhầy bao phủ não bị viêm tấy, sau đó tạo thành những tín hiệu đau trong đầu. Riêng đau đầu do căng thẳng có liên quan đến tình trạng căng của các bắp thịt ở cổ và da đầu.
Ở trẻ nhỏ, cả hai trường hợp này thường gây đau cả hai bên đầu. Đau nửa đầu ở trẻ thường khó chẩn đoán cũng như do nhiễm trùng xoang. Theo bác sĩ Mark W.Green, chuyên khoa Bệnh Đau đầu thuộc Bệnh viện Y khoa Mount Sinai (Mỹ): “Ngay cả khi đau đầu quanh vùng xoang làm nước mắt và nước mũi của trẻ chảy ra cũng chưa phải là nhiễm trùng xoang, đó là đau nửa đầu”.
Đau nửa đầu ở trẻ có thể do di truyền. Một số người thân trong gia đình có quan hệ huyết thống với trẻ từng mắc bệnh này thì nguy cơ trẻ mắc bệnh sẽ càng cao. Trẻ thường bị say tàu, xe hay không thể chịu được những chuyển động xoay tròn cũng dễ bị đau đầu.
Nghiên cứu của các nhà khoa học người Đức cho biết, bé trai của những gia đình thường có bất hòa, gây gổ thường bị đau đầu nhiều hơn. Khi thay đổi sinh hoạt hàng ngày, thời tiết thay đối bất thường, âm thanh ầm ĩ, thiếu ngủ, bỏ bữa cũng có thể gây đau đầu ở trẻ. Thực phẩm nói chung không liên quan đến đau đầu. Một số thực phẩm như chocolate và phô mai cũng không phải là thủ phạm gây bệnh như nhiều người lầm tưởng trước đây.
Cách giảm cơn đau
Nếu trẻ đau đầu nhiều hơn một tuần lễ hoặc cơn đau làm trẻ không đến nhà trẻ được, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Ngoài ra, bạn cần ghi lại những cơn đau của trẻ để trình bày với bác sĩ. Bác sĩ Ann Pakalnis, chuyên khoa Bệnh Đau đầu của Bệnh viện Colombus (Mỹ) khuyến cáo: “Quan trọng là bạn hãy ghi lại những cơn đau của con bạn như đau có kèm theo ói mửa hay buồn nôn không”. Vì bất cứ cơn đau đầu nào của trẻ, bạn đều có thể giúp trẻ giảm bớt cơn đau bằng những cách nhanh nhất.
– Dùng thuốc Ibuprofen: Khi cơn đau xuất hiện. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 15 tuổi uống thuốc Aspirin vì có thể gây hội chứng Reye (một khả năng gây tử vong do tác động đến nhiều cơ quan, đặc biệt là não và gan, cũng như gây hạ đường huyết). Một số trẻ đau nửa đầu kèm theo cảm giác bị đau đầu. Nếu trẻ có biểu hiện bệnh sớm như có cảm giác giống kiến bò trên mặt và cánh tay hoặc đau bụng… cần cho trẻ uống thuốc ngay, nhưng tránh cho trẻ uống thuốc nhiều hơn 3 lần/ tuần vì nếu lạm dụng thuốc có thể làm bệnh thêm trầm trọng.
– Uống nước: Cho trẻ uống nước, nước ép hoa quả hay vài ngụm nước Cola có thể giúp giảm cơn đau do có chứa chất caffein làm co khít các mạch máu.
– Ngủ trưa: Khuyến khích trẻ ngủ trưa trong môi trường mát, tối và yên tĩnh. Một giấc ngủ trưa đối với bạn tuy không cần thiết, nhưng với trẻ nhỏ rất có lợi trong trường hợp này.
– Làm trẻ sao lãng: bằng những trò chơi, nếu trẻ không chịu ngủ. Ngoại trừ lúc trẻ đang đau, bạn đừng cố giữ trẻ ở nhà thay vì đến nhà trẻ. Bác sĩ Lebel cho biết: “Điều này có thể bắt đầu một tiền lệ không tốt khi trẻ bỏ lỡ buổi đến trường. Sau đó, nó có thể làm trẻ càng bị căng thẳng hơn khi trẻ đi nhà trẻ trở lại và càng làm cho trẻ đau đầu nhiều hơn”.
– Trấn an trẻ: Tìm cách trấn an trẻ bằng cách nói: ”Mẹ biết có gì trong đầu của con, nhưng mẹ không muốn con sợ hãi. Để mẹ giúp con bớt đau nhé”. Trấn an trẻ bằng cách thủ thỉ với trẻ về cách giảm đau, bất cứ lúc nào có thể để tạo cảm giác yên tâm cũng là giải pháp giảm bớt cơn đau cho trẻ về mặt tâm lý. Khi cơn đau của trẻ xảy ra thường xuyên làm bạn cảm thấy bất lực hay sử dụng thuốc Ibuprofen không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê toa thuốc đau đầu khác cho trẻ. Theo Tổ chức quản lý Dược- Thực phẩm (FDA- Mỹ), tuyệt đối không được sử dụng thuốc Triptan chữa đau đầu cho trẻ, nhưng trong trường hợp ngoại lệ nếu cần thiết bác sĩ có thể cho sử dụng. Một số loại thuốc khác chuyên điều trị đau đầu cho trẻ cũng có thể được sử dụng như Cyproheptadine và thuốc kháng calci…
– Ngủ đủ giấc: Một trong những giải pháp quan trọng bạn cần làm là tránh để cơn đau đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Nghiên cứu mới đây cho biết, đau đầu ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của trẻ. Đặc biệt, trẻ bị dị ứng hay có amidan lớn có thể gây ngáy và tác động đến giấc ngủ càng làm cho cơn đau đầu thêm trầm trọng. Theo bác sĩ Pakalnis: “Có mối liên quan giữa bệnh đau đầu và chất caffein. Caffein có thể gây bất lợi cho giấc ngủ. Vì thế, có thể cho trẻ uống một ít nước Cola để ngừng đau đầu khi cơn đau bắt đầu thay vì cho trẻ uống những thức uống hoặc thực phẩm có chứa caffein”.
– Tránh bỏ bữa: Không để trẻ bỏ bữa, khuyến khích trẻ hoạt động để ngăn chặn cơn đau. Nghiên cứu cho biết, sự thiếu hụt thành phần Riboflavin và vitamin D có nguy cơ gia tăng bệnh đau đầu thường xuyên.
Cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp
Bạn cần đưa trẻ đi cấp cứu trong những trường hợp sau:
– Trẻ bị nhức đầu nhiều kèm theo sốt hoặc tê cứng cổ. Đó là những triệu chứng của bệnh viêm màng não.
– Trẻ bị chấn thương đầu và bắt đầu ói mửa, cân bằng khó khăn hay trở nên lẫn lộn. Đó có thể là những triệu chứng của chảy máu não.
– Trẻ nói khó khăn, tê cứng hay có vấn đề trong việc cử động mắt. Đó là những triệu chứng của đột quỵ. Nghiên cứu cho biết, trẻ nhỏ cũng không ngoại lệ với căn bệnh này.
Theo Kidshealth – Nguồn Phunuonline.com.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !