(ĐTĐ) – Ngày Tết với bao nhiêu thức ăn, đồ uống dù người bị bệnh gút có cố gắng ăn kiêng, ăn ít nhưng họ vẫn khó tránh được những cơn đau khớp âm ỉ ở trong người.
Sợ Tết như bệnh nhân bị gút
Anh Hoàng Văn Tình, 45 tuổi trú tại Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội kể, anh bị bệnh gút đã 3 năm nay. Năm nào vào dịp Tết anh khốn khổ vì khớp đau. Các ngón chân của anh sưng như quả chuối mắn. Cầm bệnh án của bệnh này anh được các bác sĩ giải thích rằng anh đã bị bệnh gút, cần kiêng ăn nhậu, kiêng các thứ nhiều đạm như hải sản, thịt, đậu…
Tuy nhiên vào dịp Tết thật khó để cưỡng lại những món ăn ngon do vợ nấu. Nhất là việc bạn bè, anh em cả năm gặp mặt nên anh ngại từ chối rượu bia. Anh chỉ uống ít nhưng điều đó cũng đủ làm anh đau đớn.
3 mùa Tết từ ngày bị gút, anh Tình chưa được cái Tết nào ngon. Mọi người thì mong Tết đến, anh thở dài "sợ Tết lắm". Năm ngoái, mùng 3 Tết anh đã phải đi đo lượng axit uric vì các khớp đau không ngủ được. Khi đi đo, lượng axit uric trong máu hoàn toàn bình thường. Các bác sĩ phải nội soi khớp thì phát hiện lượng axit uric lắng đọng trong khớp khiến màng khớp bị viêm gây sưng tấy và đau đớn.
Vậy là, cả tuần nghỉ Tết anh phải "ăn chay" với uống thuốc. Anh Tình kể, bị bệnh gút người già còn kiêng được chứ người tuổi trung niên như anh kiêng rất khó, nhất là bạn bè mình không thể từ chối mãi được.
Hay như trường hợp của anh Vũ Quốc Thắng, 40 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội bị bệnh gút vào đúng dịp Tết năm trước. Anh Thắng kể năm ngoái cơ quan anh tổ chức mời khách ăn tất niên cả tuần cuối năm. Sau bữa tiệc linh đình với bia bọt và đủ thứ mồi nhậu thịt gà, hải sản tự nhiên tối hôm đó anh cảm thấy đau dữ dội ở gối.
Anh Thắng lại nghĩ đau do sai khớp gối nên chỉ nhờ vợ xoa bóp và bôi mật gấu. Nhớ lại cảm giác đó, anh Thắng kể cơn đau dữ dội tới mức chỉ cần cơn gió thổi qua hay chiếc quần hơi chật gối cũng khiến anh đau nhăn mặt.
Đến 29 Tết, anh phải vào viện vì quá đau. Kết quả khám anh bị gút. Năm nay, cả mùa tất niên anh cáo bận hoặc chỉ dám nhâm nhi vì sợ những cơn đau đó ập đến. Anh Thắng lo lắng còn nửa đời đón Tết ở phía trước nữa không biết cho cố gắng vượt qua được hay không.
Mùa Tết có thể sinh bệnh gút
Bác sĩ Lê Khánh, nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức, cho biết, mùa Tết đến là mùa khốn khổ cho các bệnh nhân bị gút hoặc kể cả những bệnh nhân chưa bị bệnh gút này cũng có thể phát hiện bệnh trong dịp Tết đến.
Vào những ngày cận tết này, mọi người đều phải hối hả với những bữa tất niên và tân niên. Hiểu được điều đó nhưng các bác sĩ đều khuyến cáo bệnh nhân bị gút vẫn giữ nguyên chế độ ăn như trước đó. Cố gắng tránh thật tốt các thức ăn nhiều đạm, nhiều chất béo.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Lý giải điều này, bác sĩ Khánh cho biết bệnh gút đông y gọi thống phong, bệnh viêm khớp gây ra bởi sự lắng đọng của tinh thể urat ở phần sụn khớp, gân, mô. Nguyên nhân là do ăn thừa chất đạm (purin) như ăn nhiều thịt, các loại cá như cá hồi, cá thu, tôm, cua, gan, tim, cật, lạp xưởng, đồ hộp…Để giảm lượng axit uric thì cần tránh xa những đồ ăn này.
Còn đối với đồ uống cũng tương tự. Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ đối với những dễ mắc bệnh gút. Theo các chuyên gia, uống bia không chỉ làm tăng mức độ uric acid mà còn ngăn cản cơ thể loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể.
Rượu cũng không tốt cho tất cả mọi người và đặc biệt đối với những người mắc bệnh gút. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, trong bữa tiệc người bị gút nên kiêng rượu hoàn toàn. Không uống đồ uống có đường, có ga.
Bệnh nhân nên chủ động ăn các loại hoa quả, đặc biệt các loại quả như dâu tây, dứa, kiwi, táo xanh. Các loại hoa quả chưa nhiều vitamin C, khoáng tố vi lượng và men tiêu hóa bromelin.
Nguồn Infonet.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !