(ĐTĐ) – Tại sao khi bẻ các khớp tay lại kêu? Bẻ khớp tay chân có hại gì hay không? Sự cọ xát đột ngột và tăng cao áp lực lên mặt khớp từ việc nắn, bẻ lâu ngày còn khiến mặt khớp dễ bị bào mòn hơn, dẫn đến nguy cơ viêm mặt sụn khớp, thoái hóa mặt khớp?
Các nhà khoa học giải thích hoạt dịch có ở trong các khớp có vai trò như chất bôi trơn. Chất dịch này chứa khí oxy, nitơ và carbonnic. Khi bạn kéo hoặc bẻ khớp, bạn cũng đã kéo căng bao khớp. Không khí được giải thoát tức tạo nên những bóng khí và gây ra tiếng kêu răng rắc. Để có thể tạo ra tiếng kêu lần nữa, phải đợi đến khi không khí trở về hoạt dịch. Khớp xương bao gồm 2 mặt khớp, được bao khớp bao phủ và hệ thống dây chằng giữ vững khớp. Quanh khớp có các gân cơ giúp khớp cử động được. Khi bị nắn bẻ, các khớp co dãn đột ngột phát ra tiếng kêu, nếu vượt quá ngưỡng, lực tác động lớn đến bao khớp, dây chằng có thể sẽ dẫn đến dãn, rách.
Sự cọ xát đột ngột và tăng cao áp lực lên mặt khớp từ việc nắn, bẻ lâu ngày còn khiến mặt khớp dễ bị bào mòn hơn, dẫn đến nguy cơ viêm mặt sụn khớp, thoái hóa mặt khớp? Duy trì tình trạng này lâu, khi lớn tuổi sẽ dễ bị đau nhức các khớp. Mỗi lần bị nắn bẻ là một lần khớp bị vi chấn thương. Nếu quan sát sẽ thấy các khớp thường xuyên bị bẻ sẽ bè ra, to hơn gây mất thẩm mỹ. Các khớp tay là dễ thấy hiện tượng này nhất. Nghiêm trọng hơn là việc phì đại quanh các khớp xương. Các mô quanh khớp cũng sẽ sưng to hơn bình thường.
Trong thực tế, đã có vài trường hợp lắc, bẻ khớp cổ đến mức trật khớp, phải đi cố định lại. Về lâu dài, nếu cứ duy trì việc lắc bẻ khớp cổ sẽ dẫn đến thoái hóa dây chằng cổ, vôi hóa đốt sống cổ. Người phương Tây thường không có thói quen này vì nó chỉ có hại chứ không có lợi ích chống mỏi mệt như ta nhầm tưởng.
Nguồn Nongnghiep.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !