(ĐTĐ) – Sau sự kiện một loạt các vận động viên (VÐV) từng đạt huy chương trong các kỳ Olympic thú nhận hoặc bị phát hiện đã sử dụng doping (chất kích thích) nhằm tăng cường thể lực và thành tích thi đấu bị tước huy chương, doping đã trở thành nỗi ám ảnh với các VÐV tại các kỳ thế vận hội.
Những ảnh hưởng của chất kích thích đối với VÐV
Các chất kích thích có thể giúp VĐV cải thiện thành tích thi đấu, tạo sự hưng phấn và kéo dài thể lực của VĐV. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ chất kích thích nào cũng đều có ảnh hưởng nguy hiểm đối với sức khỏe và thậm chí cả tính mạng con người.
Thế vận hội năm 1960 tổ chức tại Rome – Italia, người ta đã được chứng kiến ca tử vong đầu tiên của VĐV ngay trong khi thi đấu do sử dụng chất kích thích. VĐV đua xe đạp người Đan Mạch – Knud Enemark Jensen đã bất ngờ bị ngã khỏi xe và tử vong ngay sau đó. Kết quả khám nghiệm đã cho thấy Jensen bị ảnh hưởng bởi chất amphetamine – chính là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung ở VĐV trong khi thi đấu. Cái chết của Jensen là tiếng chuông cảnh báo sự nguy hiểm của việc sử dụng chất kích thích trong khi thi đấu thể thao của các VĐV trên toàn thế giới.
Nhiều VĐV đã bị đột quỵ trong khi thi đấu do sử dụng chất kích thích.
Thế vận hội mùa hè năm 1968, sau khi phát hiện Liljenwall – VĐV thi đấu 5 môn phối hợp của Thụy Sĩ sử dụng rượu và xét nghiệm máu cho thấy có nồng độ ethanol, anh này đã bị cấm tham gia thi đấu. Sự kiện gây chấn động nhất liên quan đến chất kích thích diễn ra vào Thế vận hội mùa hè năm 1976. Khi đó, một số VĐV bơi lội người Mỹ, trong đó có Shirley Babashoff đã lên tiếng tố các VĐV người Đông Đức sử dụng chất kích thích nhằm nâng cao thành tích thi đấu.
Olympic Seoul (1988), VĐV người Canada – Ben Johnson giành huy chương môn thi chạy nước rút cự ly 100m bất ngờ bị phát hiện đã sử dụng chất kích thích có tên steroid. HCV của anh này ngay sau đó đã được trao cho VĐV Carl Lewis (Mỹ).
Olympic London 2012 vừa khép lại đã có VÐV bị “dính” với chất cấm. Ðó là VÐV người Belarus, Nadzeya Ostapchuk qua xét nghiệm xác định dương tính với metenolone (một loại chất nằm trong danh mục hơn 240 chất cấm) tại Olympic 2012. Ủy ban Olympic quốc tế IOC đã quyết định tước chiếc HCV đẩy tạ của nữ VÐV 31 tuổi này. Hiện tại, Ủy ban Chống doping vẫn đang tiếp tục xét nghiệm những mẫu nước tiểu tại Olympic 2012. Có tổng cộng khoảng 6.000 mẫu nước tiểu được lấy chủ yếu từ những VÐV giành huy chương và hiện tại đã có tới 12 VÐV dính chất cấm. |
Chống sử dụng doping trong Olympic – Cuộc chiến chưa cóhồi kết
Cuối năm 1990, IOC tích cực tổ chức các cuộc chiến chống sử dụng doping trong thể thao, tiêu biểu là chiến dịch kiểm soát chặt chẽ chất kích thích vào thế vận hội mùa hè 2000 và thế vận hội mùa đông 2002. Trước khi bước vào hai thế vận hội quan trọng này, một loạt các VĐV đã bị phát hiện sử dụng chất cấm. Song điều đó vẫn không ngăn được gian lận trong các môn cử tạ và trượt tuyết khi các VĐV đoạt huy chương của môn thi này vẫn vượt qua được kì kiểm tra chất cấm. Olympic năm 2006 tiếp tục được chứng kiến một VĐV giành huy chương đã sử dụng chất cấm.
Đến Olympic Sydney 2000 và Olympic Bắc Kinh 2008 nhiều chất kích thích mới đã được phát hiện góp phần hoàn thiện hơn danh sách các chất kích thích bị cấm sử dụng trong các kỳ thế vận hội. Tại các kỳ thế vận hội này, việc kiểm tra doping không chỉ được tiến hành trước khi các VĐV thi đấu, mà còn được tiến hành ngay cả sau khi họ đã giành được huy chương để đảm bảo tính công bằng nhất.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Olympic Bắc Kinh năm 2008, khoảng 3667 VĐV đã được kiểm tra nghiêm ngặt bằng các thử nghiệm máu và nước tiểu nhằm phát hiện chất cấm. Kết quả cho thấy có ít nhất 6 VĐV bị loại trước khi thi đấu do có liên quan đến chất kích thích.
Một số chất kích thích bị cấm trong Olympic
Danh sách các chất kích thích bị cấm sử dụng trong Olympic lần lượt tăng lên qua các kỳ thế vận hội. Bên cạnh những VĐV sử dụng chất kích thích có chủ ý, không ít VĐV do vô tình cũng bị phát hiện có chất kích thích. Nguyên nhân là do họ đã sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có chứa chất cấm như: thuốc an thần, thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu, hay thuốc giảm đau….
Các chất cấm chủ yếu từng được VĐV tham gia Olympic sử dụng đã được phát hiện, bao gồm: ethanol, caffeine, ephedrine, coramine, amphetamine, anabolic steroid, fencanfamine, phenylpropanolamine. Tuy nhiên, có một số chất mà mãi đến sau này mới được phát hiện bởi khi đó, phương pháp thử cho những chất như testosterone và một số chất kích thích khác vẫn chưa phát triển. Đến Olympic năm 1984, các phương pháp phát hiện nandrolone, methenolone, testosterone, furosemide, stanozolol, pemoline, clenbuterol hay meziocarde… mới được phát triển.
Theo The times – Nguồn Suckhoedoisong.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !