Tổn thương tủy sống gặp trong chấn thương cột sống, các bệnh lý cột sống – tủy sống như u, lao, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép tủy… Đây là tình trạng bệnh lý gây nên liệt hoặc giảm vận động tứ chi hoặc hai chi dưới, kèm theo các rối loạn khác như: cảm giác, hô hấp, tiểu tiện, đại tiiện… PHCN BN tổn thương tủy sống là dùng các biện pháp y học, xã hội học, giáo dục học nhằm đảm bảo cho họ tái hòa nhập xã hội.
1. Phục hồi chức năng giai đoạn sớm
1.1. Mục đích:
Việc PHCN được tiến hành càng sớm càng tốt ngay giai đoạn sớm và tiến hành liên tục về sau, PHCN ở giai đoạn sớm (là giai đoạn ngay sau khi bị bệnh, thường chăm sóc tại viện) nhằm mục đích:
– Tìm nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân gây tổn thương tủy sống.
– Đề phòng loét do đè ép (còn gọi là loét giường).
– Đề phòng bội nhiễm: đường hô hấp, đường tiết niệu.
– Đề phòng biến chứng teo cơ, cứng khớp.
– Tập thăng bằng ở cuối giai đoạn để tiếp tục ở giai đoạn sau.
– Chăm sóc dinh dưỡng.
– Tâm lý liệu pháp.
1.2. Các biện pháp điều trị phục hồi:
1.2.1. Tìm nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân:
– Nguyên nhân nội khoa: gù, vẹo cột sống, u, lao…
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
– Nguyên nhân ngoại khoa: chấn thương…
1.2.2. Chăm sóc vùng tỳ đè:
a/ Giữ gìn da khô sạch, phát hiện vùng dễ bị loét:
– Hàng ngày phải quan sát vùng dễ bị loét, xác định các dấu hiệu báo trước một tổn thương loét như vùng đỏ da, mảng da phù nề.
– Lau rửa sạch những vùng ẩm ướt, bẩn, vùng mông của những người đại tiểu tiện không tự chủ bằng xà phòng và nước ấm.
– Lau khô.
b/ Thay đổi tư thế:
– Luôn thay đổi tư thế nằm 2 giờ/1lần làm cho bệnh nhân thoải mái. Trong trường hợp đặc biệt có thể thay đổi tư thế bệnh nhân nhiều lần trong ngày theo chỉ định của thầy thuốc.
– Nếu da chỗ xương cùng bị đỏ lên, phải để bệnh nhân nằm nghiêng hoặc nằm sấp nhưng cần chú ý khi để bệnh nhân nằm nghiêng không được để lâu quá hai giờ. Vì da vùng ụ lớn xương đùi dễ bị tổn thương đồng thời phải lót giữa hai đầu gối bằng một gối êm.
– Ðặt vòng bông ở những ụ xương nơi tiếp giáp với mặt giường (mắt cá, gót chân, bả vai)
– Ngoài ra, khi để nằm ngửa phải kê dưới lưng người bệnh một gối mềm và đặt vòng hơi cao su dưới mông (Bọc vòng hơi cao su bằng khăn vải). Khi cho bệnh nhân đi đại tiện phải lấy vải lót lên mép bô… kê cao bắp chân bằng gối mềm để giảm sức đè vào gót chân. Kéo phẳng đệm vải và vải trải giường, dùng khung chăn cũng góp phần vào việc đề phòng loét.
– Hiện nay người ta còn sử dụng đệm hơi (phao giường) bơm nước vào và đặt bệnh nhân liệt lên. Sức căng và sự di động của mặt nước trong đệm tạo thành áp lực thủy tĩnh tác động lên vùng da cơ thể bệnh nhân, có tác dụng như sóng mỗi khi có một lực tác động vào đệm.
c/ Xoa bóp:
– Xoa bóp có tác dụng kích thích tuần hoàn có thể áp dụng ngay cả trường hợp trợt biểu bì hoặc có hoại thư.
– Trước hết + Rửa sạch tay
+ Rửa sạch vùng định xoa bóp bằng xà phòng sau đó xoa bóp với cồn và bột talc, xoa từ vùng có bắp cơ dày đến vùng dễ bị loét.
– Xoa khoảng 15 phút mỗi ngày 1-2 lần.
– Có thể kết hợp với tập cho bệnh nhân cử động để tránh tư thế xấu cho bệnh nhân về sau này.
1.2.3. Chăm sóc đường tiêu hoá:
– Giai đoạn sốc tuỷ: bệnh nhân còn liệt ruột nên không thể ăn được, việc nuôi dưỡng được thông qua truyền dịch.
– Sau khi đã có nhu động ruột: cung cấp đủ calo, vitamin qua sond dạ dày, hoặc tự ăn. Điều chỉnh chế độ ăn tuỳ theo thể trạng.
– Chăm sóc đường ruột và kiểm tra đại tiện:
+ Cần đánh giá tình trạng của ruột và phân để điều chỉnh chế độ ăn và chương trình tập luyện phù hợp.
+ Thiết lập thói quen đại thiện theo 1 giờ nhất định để tạo phản xạ có điều kiện. Nếu táo bón cần xoa bóp bụng kích thích nhu động ruột, móc phân hay thụt tháo phân nếu cần.
1.2.4. Chăm sóc tiết niệu:
– Trong những ngày đầu cần kiểm tra bàng quang đề phòng căng quá mức, đặt sond tiểu khi cần. Nếu để BQ căng quá mức sẽ làm tổn thương tận cùng thần kinh và cơ bàng quang gây nên các rối loạn sau này.
– Tốt nhất là đặt sond tiểu ngắt quãng cứ 6h/lần, cần phát hiện phản xạ bàng quang trong khi đặt sond tiểu.
– Đề phòng biến chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu bằng cấy khuẩn định kỳ.
1.2.5. Tư thế và tập vận động:
– Đặt bệnh nhân ở tư thế thuận lợi ít bị tỳ đè.
– Thường xuyên tập thụ động các chi thể bị liệt để duy trì tầm vận động khớp.
– Tập vận động chủ động sớm khi có thể.
1.2.6. Các chăm sóc khác:
– Chăm sóc hô hấp: trường xuyên thông khí tốt, tránh ùn tắc đờm dãi, tập thở, tập ho, vỗ rung…
– Đề phòng biến chứng tim mạch: phòng huyết khối.
Originally posted 2011-01-14 14:12:36.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !
- 1
- 2