1. Ước tính chỉ số trung bình
Thường được dùng để điều tra các chỉ số về hình thái học (chiều cao, cân nặng, vòng đầu…), các chỉ số tim mạch (tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương..), các chỉ số sinh hóa (urea, creatinin, cholesterol…) hoặc các chỉ số tế bào máu ( hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu…) của một dân số.
Bảng 1. Trị số Z theo α hoặc β (test 2 đuôi)
Ví dụ 1. Theo kết quả điều tra trị số huyết áp tâm thu của người lớn bình thường ở Việt nam là 114 ± 10 mm Hg. Như vậy cỡ mẫu là bao nhiêu với khoảng tin cậy 95%, với sai sót α=0,05 và sai sót β=0,2 (lực mẫu=0,8). Cỡ mẫu được tính theo công thức:
Với α= 0,05 thì Zα =1,96 (xem bảng 1)
Với β=0,20 thì Zβ =1,04
σ: độ lệch chuẩn là 10 mmHg theo ví dụ trên
δ: là sai số mong muốn (cùng đơn vị với σ ), chẳng hạn là 1 mmHg
Như vậy cỡ mẫu cần điều tra là 900 đối tượng.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Ví dụ 2. Tính cỡ mẫu để ước tính chiều cao đàn ông Việt nam với sai số trong vòng 1 cm. Biết rằng độ lệch chuẩn trong các nghiên cứu trước đây là 4,6 cm. Thế vào công thức (1) ta có:
2. Ước tính một tỉ lệ:
Thường được dùng để tính tỉ lệ hiện hành (prevalence) một bệnh nào đó trong cộng đồng (ví dụ: suy dinh dưỡng, tăng huyết áp, đái tháo đường…)
Ví dụ 3. Kết quả điều tra tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một thành phố là 20 ± 2 %. Hỏi xem cỡ mẫu cần bao nhiêu để công bố tỉ lệ suy dinh dưỡng này.
2% chính là khoảng tin cậy 95% của tỉ lệ được quan sát hoặc còn gọi là sai số ε. Nếu muốn sai số này càng nhỏ thì cỡ mẫu càng lớn và ngược lại.
Ta có ε = 1,96 x SE ; SE (standard error): sai số chuẩn
Trong phân phối nhị phân ta có:
p là tỉ lệ suy dinh dưỡng ước tính và n là cỡ mẫu
Suy ra công thức tính cỡ mẫu sẽ là:
Thế số vào công thức (2) ta có:
Số đối tượng cần điều tra là 1536
Như vậy đề ước tính cỡ mẫu trong điều tra tỉ lệ hiện hành của một bệnh cần phải biết 2 thông số: sai số ɛ mong muốn và tỉ lệ hiện hành p (prevalence) trong dân số. Tỉ lệ ước đóan p có thể tham khảo từ các công trình điều tra trước đây. Nếu không có được thì cho p=0,50 khi đó cỡ mẫu sẽ có trị số lớn nhất.
Tài liệu tham khảo:
1. Armitage P., Berry G., Mattews JNS. 2005. Sample size determination. In Statistical Methods in Medical Research. 4th Edition. Blackwell Science. pp. 137-146.
2. Schlesselman JJ. Sample size requirements in cohort and case-control studies of disease. Am J Epidemiol. 1974 Jun;99(6):381-4.
3. Donner A. Approaches to sample size estimation in the design of clinical trials–a review. Stat Med. 1984 Jul-Sep;3(3):199-214.
4. Dell RB, Holleran S, Ramakrishnan R. Sample size determination. ILAR J. 2002;43(4):207-13.
5. Sikaris K. The correlation of hemoglobin A1c to blood glucose. J Diabetes Sci Technol. 2009 May 1;3(3):429-38.
6. Nguyễn Văn Tuấn. Phương pháp ước tính cỡ mẫu, Y HọcThực Chứng. Nhà xuất bản Y học 2008. Trang 75-106.
Nguồn Bvag.com.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !