Deprecated: Constant FILTER_SANITIZE_STRING is deprecated in /home/voqopxqs/new/wp-content/plugins/wpseo-news/classes/meta-box.php on line 59

Deprecated: Hàm Yoast\WP\SEO\Helpers\Request_Helper::is_rest_request hiện tại không dùng nữa từ phiên bản Yoast SEO 23.6! Sử dụng wp_is_serving_rest_request để thay thế. in /home/voqopxqs/new/wp-includes/functions.php on line 6085

Deprecated: Hàm Yoast\WP\SEO\Helpers\Request_Helper::is_rest_request hiện tại không dùng nữa từ phiên bản Yoast SEO 23.6! Sử dụng wp_is_serving_rest_request để thay thế. in /home/voqopxqs/new/wp-includes/functions.php on line 6085
''Vua'' tạo ngọt - đường hoá học saccharin có gây ung thư? - Điều Trị Đau Clinic
Viện điện tử

”Vua” tạo ngọt – đường hoá học saccharin có gây ung thư?

(ĐTĐ) – Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm và đã trải qua hơn một thế kỷ sử dụng tương đối an toàn ở loài người, nhưng nỗi e ngại về tính an toàn của đường saccharin cũng như các chất tạo ngọt nhân tạo khác vẫn luôn hiện hữu, bất chấp những lời đảm bảo từ các nhà sản xuất.
 

Với độ ngọt mạnh hơn 300 lần so với đường kính, saccharin (hay còn gọi là đường hóa học) chính là chất tạo ngọt nhân tạo đầu tiên được loài người phát hiện. Trải qua hơn 130 năm kể từ khi ra đời, cấu trúc phân tử của saccharin không thay đổi nhưng câu chuyện về nó thì đã vượt ra ngoài khuôn khổ của phòng thí nghiệm và ngày càng trở nên phức tạp với những tình tiết mới được thêm vào. Người ta đã nói về saccharin như một sự ngẫu nhiên đầy may mắn, một thứ thần dược hay một chất gây ung thư nguy hiểm.

Sự ra đời ngẫu nhiên

Câu chuyện về sự ra đời của saccharin được bắt đầu vào năm 1877, khi đó, Constantin Fahlberg, một nhà hóa học người Nga chuyên nghiên cứu về đường đã được một công ty nhập khẩu đường ở thành phố Baltimore của Mỹ thuê sang làm nhiệm vụ kiểm nghiệm độ tinh khiết của đường. Vào một buổi tối tháng 6 năm 1878, sau một ngày làm việc ở phòng thí nghiệm, Fahlberg ngồi vào bàn ăn và nhặt một ổ bánh mỳ với bàn tay chưa kịp rửa sạch, khi ăn ông đã nhận thấy có một vị ngọt rất mạnh dính trên bánh. Để truy tìm nguồn gốc của vị ngọt, Fahlberg đã ngay lập tức quay lại phòng thí nghiệm và thử nếm tất cả mọi đồ vật đã tham gia vào công việc trong ngày của mình, bao gồm các lọ, cốc và đĩa được ông dùng để thí nghiệm. Cuối cùng, ông đã phát hiện ra chất ngọt này bắt nguồn từ một chiếc bình đun quá sôi, trong đó có chứa benzoic sulfinide, được tạo ra từ phản ứng của o-sulfobenzoic acid với phosphorus (V) chloride và ammonia.

Những tác dụng ngoài tưởng tượng

Fahlberg đã một mình đăng ký bằng sáng chế ở Mỹ và Đức cho một phương pháp tổng hợp saccharin mới, rẻ tiền hơn và số lượng lớn hơn các phương pháp trước đó.

Kể từ đó, việc sử dụng đường saccharin để thay thế cho đường mía đã nhanh chóng trở nên vô cùng phổ biến ở châu Âu và Mỹ do những ưu điểm nổi bật của loại đường này như có thể tổng hợp được bằng phương pháp công nghiệp, có vị ngọt mạnh nên tiết kiệm được chi phí và không gây sâu răng. Nhiều nhà máy sản xuất đường saccharin đã ra đời và phương pháp sản xuất cũng liên tục được cải tiến. Không chỉ dùng trong chế biến thực phẩm và đồ uống thông thường, đường saccharin còn được sử dụng rộng rãi trong chế độ ăn uống của các bệnh nhân đái tháo đường hoặc những người cần giảm cân, do nó không chuyển hóa trong cơ thể nên không làm tăng đường huyết và không sinh ra năng lượng. Cũng do đặc tính này mà đường saccharin còn được sử dụng làm phụ gia trong các loại đồ uống và thực phẩm giảm năng lượng hoặc không dùng được đường kính vì có thể gây hư hỏng. Không chỉ sử dụng trong chế biến thực phẩm, saccharin còn được các thầy thuốc kê đơn để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như đau đầu, buồn nôn, béo phì…

”Vua” tạo ngọt – đường hoá học saccharin có gây ung thư?

Đường hóa học saccharin.

Saccharin có thể gây ung thư?

Khi saccharin được sử dụng nhiều lên, người ta bắt đầu đặt câu hỏi về sự an toàn của nó. Ngay từ năm 1886, saccharin đã được thử nghiệm với liều cao tới 5g mỗi ngày trong 5 tháng ở các bệnh nhân đái tháo đường nhưng không phát hiện phản ứng gì đặc biệt. Những năm sau đó, đã có một số báo cáo rải rác về việc saccharin có thể gây chán ăn và rối loạn tiêu hóa. Đến những năm đầu của thế kỷ 20, saccharin đã bị cấm sản xuất và nhập khẩu ở một số nước châu Âu như Đức, Pháp, Hungary và Bồ Đào Nha, vì bị cho là có thể gây các vấn đề về tiêu hóa. Lệnh cấm này khi đó đã bị sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học vì cho rằng đây là quyết định do sức ép của các nhà sản xuất đường mía và không có bằng chứng khoa học ủng hộ. Sau đó, lệnh cấm sử dụng một phần hoặc toàn bộ đối với đường saccharin cũng đã được áp dụng ở cả Mỹ và Canada cho đến tận sau Thế chiến thứ nhất.

Trải qua lịch sử hơn 130 năm, đường saccharin xứng đáng là một ”ông vua” trong các chất tạo ngọt, mặc dù hiện tại nó đã phải nhường chỗ cho nhiều loại chất tạo ngọt nhân tạo mới ra đời. Phát hiện tình cờ và đầy may mắn của Fahlberg hơn một thế kỷ trước đã giúp nhân loại có được một chất tạo ngọt hoàn toàn mới và mở ra một kỷ nguyên mới cho sự ra đời của các chất tạo ngọt nhân tạo.

Những nghi ngờ về việc đường saccharin có thể gây ung thư xuất phát từ kết quả của một nghiên cứu được thực hiện ở Canada năm 1977, theo đó, người ta nhận thấy việc sử dụng đường saccharin có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang ở chuột đực. Tuy nhiên, liều dùng của saccharin trong nghiên cứu này ở mức vô cùng cao, nếu tính tương đương ở người là khoảng 10.000 viên saccharin hoặc 750 hộp đồ uống hằng ngày trong suốt cuộc đời, tức là một liều cao không tưởng. Sau khi nghiên cứu này được công bố, dưới sức ép của dư luận, Quốc hội Mỹ khi đó đã yêu cầu tất cả các sản phẩm có chứa saccharin đều phải in cảnh báo về nguy cơ gây ung thư của saccharin trên nhãn mác. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu dịch tễ học được tiến hành sau đó đều đã khẳng định tính an toàn của saccharin ở người với mức dùng thông thường và không tìm thấy mối liên quan nào giữa việc sử dụng loại đường này với sự xuất hiện của các loại ung thư. Chính vì thế, đường saccharin vẫn được cho phép sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm ở hầu hết các nước trên thế giới. Bên cạnh nguy cơ gây ung thư, tính an toàn của đường saccharin ở phụ nữ có thai cũng là một vấn đề rất được quan tâm. Có nhiều bằng chứng cho thấy, chất này có thể qua nhau thai và đến được thai nhi, nhưng các thông tin dịch tễ học đều khẳng định rằng saccharin không gây ra bất cứ tác dụng tiêu cực nào đối với các bà mẹ và thai nhi. Tuy vậy, vì lý do dinh dưỡng, các bà mẹ mang thai vẫn được khuyên thận trọng khi sử dụng các sản phẩm có chứa đường saccharin vì nó không sinh ra năng lượng.

 Nguồn Suckhoedoisong.vn 

-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Giá gốc là: 3.600.000₫.Giá hiện tại là: 3.290.000₫.
10.990.000
Mua
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Giá gốc là: 3.700.000₫.Giá hiện tại là: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua

Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !

-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Giá gốc là: 3.600.000₫.Giá hiện tại là: 3.290.000₫.
10.990.000
Mua
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Giá gốc là: 3.700.000₫.Giá hiện tại là: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status