(ĐTĐ) – Nhóm chuyên gia ở ĐH Yale (YO) Mỹ do GS. Gerald I. Shulman đứng đầu vừa phát hiện thêm một bí ẩn liên quan đến bệnh đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ).
Theo đó, triglyceride có trong máu và gan có thể được sản sinh trong gan một cách độc lập với các hoạt động của insulin ở nhóm người mắc bệnh ĐTĐ týp 2. Insulin không ngăn chặn được việc sản xuất đường trong gan, trong khi đó nghịch lý vẫn tồn tại, tức việc sản xuất triglyceride trong gan tạo ra mối nguy hiểm cho sức khỏe, không chỉ làm tăng đường huyết mà còn tăng cả bệnh gan nhiễm mỡ.
Sau nhiều năm nghiên cứu, nhóm đề tài đã phát hiện ra hiện tượng này, đặc biệt là sự thay đổi hoạt hóa của insulin trong gan, tạo ra nhiều triglyceride bất lợi. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết cho rằng việc hình thành triglyceride trong gan mang tính phụ thuộc vào việc cung cấp axít béo cho gan nhiều hơn là hoạt hóa của insulin. Trong nghiên cứu, phương pháp đo mức độ sản xuất insulin từ axít béo ở 3 nhóm chuột thí nghiệm, một là những con chuột bình thường, nhóm chuột kháng insulin và nhóm được biến đổi gen có các thụ thể insulin được tăng cường. Kết quả, cả 3 nhóm chuột này đều có mức tăng sản xuất triglyceride mang tính lệ thuộc vào axít béo đầu vào, chứ không phải là do hoạt hóa của insulin trong gan. Nghiên cứu trên cũng giải thích lý do vì sao điều trị bằng insulin không làm trầm trọng thêm bệnh nhưng nó lại gia tăng bệnh gan nhiễm mỡ ở người mắc bệnh ĐTĐ týp 2.
(Theo TO, 1/2015)
Nguồn Suckhoedoisong.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !