Deprecated: Constant FILTER_SANITIZE_STRING is deprecated in /home/voqopxqs/new/wp-content/plugins/wpseo-news/classes/meta-box.php on line 59

Deprecated: Hàm Yoast\WP\SEO\Helpers\Request_Helper::is_rest_request hiện tại không dùng nữa từ phiên bản Yoast SEO 23.6! Sử dụng wp_is_serving_rest_request để thay thế. in /home/voqopxqs/new/wp-includes/functions.php on line 6085

Deprecated: Hàm Yoast\WP\SEO\Helpers\Request_Helper::is_rest_request hiện tại không dùng nữa từ phiên bản Yoast SEO 23.6! Sử dụng wp_is_serving_rest_request để thay thế. in /home/voqopxqs/new/wp-includes/functions.php on line 6085
Lạm dụng truyền dịch - Một hội chứng nguy hiểm - Điều Trị Đau Clinic
Viện điện tử

Lạm dụng truyền dịch – Một hội chứng nguy hiểm

(ĐTĐ) – Rất nhiều người khi thấy mệt mỏi, suy nhược, ăn kém, ngủ ít là nghĩ ngay đến việc truyền dịch nhằm phục hồi sức khỏe. Thực ra, dịch truyền chỉ là liều thuốc hiệu quả khi được dùng đúng bệnh, đúng lúc và đúng liều. Việc lạm dụng hoặc dùng sai chỉ định có thể dẫn đến nhiều tai biến.
 

Thực trạng đáng suy nghĩ

Ở các phòng mạch tư và một số nhà thuốc, hiện tượng người không bệnh tật gì đến đề nghị được truyền dịch là phổ biến. Nhiều người chỉ bị đau đầu nhưng cứ nằng nặc đòi vô “nước biển”. Khi gặp bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn và có ý tốt khuyên không nên thì họ phản ứng bằng cách bỏ đi nơi khác để được “tiếp nước”.

Điều đáng nói ở đây là cả người muốn “tiếp nước” và người thực hiện việc “tiếp nước” đều cảm thấy hài lòng, dù việc làm đó nhiều khi không cần thiết, tốn kém tiền bạc, thời gian, chưa kể có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguy hiểm hơn nữa, một số gia đình hay có người ốm thì đến người thân, người giúp việc cũng trở thành “bác sĩ, y tá” và cũng tham gia vào “công tác” truyền dịch. Hội chứng này đặc biệt phổ biến ở nông thôn, nơi kiến thức về chăm sóc sức khỏe của người dân còn hạn chế, việc giám sát hành nghề y dược tư nhân chưa chặt chẽ.

 Lạm dụng truyền dịch – Một hội chứng nguy hiểm

Truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ.

Dịch truyền là gì?

Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất, ngoài ra có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.

Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền, được chia thành 3 nhóm cơ bản sau:

Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: bao gồm dung dịch glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin.

Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (tiêu chảy, bỏng, ói mửa…). Đó là các dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%…

Nhóm đặc biệt như huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử… dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Giá gốc là: 3.600.000₫.Giá hiện tại là: 3.290.000₫.
10.990.000
Mua
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Giá gốc là: 3.700.000₫.Giá hiện tại là: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua

Các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt, chỉ được dùng khi bác sĩ khám và kê đơn.    

Khi nào cần truyền dịch?

Tai biến truyền dịch có thể xảy ra tại nơi truyền như: phù chỗ tiêm, đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch nhất là khi truyền các loại dịch ưu trương. Hoặc gây phản ứng toàn thân như: cảm giác lạnh, rét run, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực các trường hợp này phải báo ngay nhân viên y tế, để kịp thời xử trí để tránh được những diễn tiến nguy hiểm hơn.

Trong cơ thể của mỗi con người, đều có các chỉ số trung bình trong máu về đường, muối, các chất điện giải… Nếu một trong các chỉ số trung bình trên còn thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép thì lúc đó chúng ta mới bù đắp, nhưng làm sao biết được sự thiếu hụt này, và bù đắp bao nhiêu cho đủ?

Các bác sĩ thường hay dựa vào các kết quả của xét nghiệm để thấy được trường hợp nào cần thiết và trường hợp nào chưa cần thiết để truyền bổ sung. Trong một số trường hợp, các bác sĩ tuy chưa có được những kết quả xét nghiệm vẫn phải cho bệnh nhân truyền dịch như: bệnh nhân bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật… Thường phải thực hiện truyền dịch ở những cơ sở cấp cứu của bệnh viện.

Nguy cơ nào có thể xảy ra?

Kỹ thuật truyền dịch phải được thực hiện an toàn, đảm bảo không tai biến, không dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải vì những tai biến có thể xảy ra rất bất ngờ, đột ngột và không báo trước. Do vậy, về nguyên tắc, việc truyền dịch phải được tiến hành ở cơ sở y tế có bác sĩ, có đủ điều kiện và thiết bị xử lý các tai biến khi truyền. Tuy nhiên, do tâm lý “điếc không sợ súng” nên nhiều người dân vẫn cố tình lạm dụng việc truyền dịch, còn các nhân viên y tế có thể cũng vì lợi nhuận mà… không tuân thủ quy tắc.

Tóm lại, chúng ta đừng nghĩ dịch truyền luôn luôn tốt cho sức khỏe. Dịch truyền chỉ thực sự có lợi khi cơ thể chúng ta cần thiết. Còn trong những trường hợp bình thường thì dịch truyền không những không có lợi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe do bị một số tai biến nguy hiểm. Việc truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ, để xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì. Cần tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch về tốc độ, thời gian, số lượng, dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.

Ngoài ra, nơi truyền dịch phải có đủ các điều kiện xử lý chống sốc để phòng sự cố. Người truyền dịch phải có trình độ chuyên môn. Điều quan trọng là người bệnh phải được theo dõi thật sát trong suốt quá trình truyền dịch, để khi xảy ra tai biến hay biến chứng sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.

Nguồn Suckhoedoisong.vn

Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !

-9%
Bán chạy

Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng

[Wonder MF508N] Máy vật lý trị liệu Wonder MF5-08N (New)

Giá gốc là: 3.600.000₫.Giá hiện tại là: 3.290.000₫.
10.990.000
Mua
-6%

Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới

[MPT8-12] Máy vật lý trị liệu đa năng MPT8-12

Giá gốc là: 3.700.000₫.Giá hiện tại là: 3.490.000₫.
Mua
BH 20 năm
Mua

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status