(ĐTĐ) – Gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Có thể dùng một tách trà gừng để làm hạ ngay cơn đau dạ dày, giảm buồn nôn.
Theo Boldsky, đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như khó tiêu, dạ dày tiết quá nhiều axít, táo bón, dị ứng thức ăn, đầy hơi, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, loét dạ dày hoặc ruột, viêm ruột thừa, sỏi túi mật, sỏi thận.
Đau dạ dày đôi khi đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, ói mửa, đau hoặc sưng bụng. Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ cơ quan nào của bụng. Bạn phải tìm đến sự trợ giúp y tế nếu đau dạ dày đi cùng với các triệu chứng khác như sốt. Nếu lý do đau dạ dày là do khó tiêu, nồng độ axít cao, táo bón, đầy hơi hoặc loét dạ dày, thì hãy thử áp dụng những biện pháp giảm đau đơn giản sau:
1. Gừng
Gừng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Bạn có thể dùng một tách trà gừng để làm giảm ngay cơn đau dạ dày. Gừng đồng thời có tác dụng giảm buồn nôn và ói mửa. Có thể thêm một chút mật ong vào trà gừng cho dễ uống.
2. Nước muối ấm
Nước muối ấm được dùng để điều trị rối loạn dạ dày. Trộn một hoặc hai muỗng cà phê muối trong nước ấm rồi khuấy đều. Uống dung dịch này để giảm đau dạ dày và đau bụng. Đây là một trong những cách tự nhiên để trị đau dạ dày hiệu quả.
3. Giấm rượu táo
Một trong những biện pháp tự nhiên trị bệnh đau dạ dày là giấm rượu táo. Nó được dùng để điều trị chứng khó tiêu, hỗ trợ hấp thu các vitamin và khoáng chất, bên cạnh đó là đặc tính kháng khuẩn, rất hiệu quả trong việc làm giảm cơn đau dạ dày. Pha loãng ba muỗng cà phê giấm rượu táo trong một cốc nước ấm, uống ba lần mỗi ngày trước các bữa ăn và chờ xem hiệu quả của nó.
Gừng, bạc hà và mật ong, nước chanh vàng và chanh xanh chữa đau dạ dày, mất nước
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
4. Nước ép bạc hà
Loại nước này được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, buồn nôn và ói mửa. Đây là một trong những biện pháp khắc phục chứng đau bụng và chuột rút tốt nhất. Bạn có thể nhai một vài lá bạc hà hoặc làm nước ép từ lá bạc hà. Nước cốt bạc hà cũng có thể chữa chứng đau dạ dày sau khi ăn.
5. Nước chanh
Nước chanh có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau bụng kèm theo chứng buồn nôn và ói mửa. Hãy trộn ba muỗng cà phê nước cốt chanh vào một ly nước ấm, uống ba lần mỗi ngày.
6. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng làm dịu bụng, giảm đau bụng và chuột rút rất tốt. Bạn có thể thêm một chút nước cốt chanh vào trà khi uống.
7. Hạt bạch đậu khấu
Hạt bạch đậu khấu có thể trị chứng khó tiêu, buồn nôn, ói mửa và đau bụng. Bạn có thể pha trà từ hạt bạch đậu khấu bằng cách luộc hạt trong nước, đun kèm với một ít hạt thì là, uống ba lần một ngày để có hiệu quả.
Hạt bạch đậu khấu.
8. Nước ép lô hội
Nước ép lô hội có tính chất làm se. Nó giúp điều trị nhiễm trùng ngăn chặn tình trạng chảy máu trong. Hơn nữa, các thành phần trong cây lô hội còn giúp làm dịu dạ dày, cải thiện quá trình tiêu hóa, điều trị táo bón, giảm chứng đau bụng và chuột rút. Hãy uống một cốc nước ép lô hội mỗi sáng để trị đau dạ dày.
9. Hạt carom (ajwain)
Đây là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho bệnh đau dạ dày. Đun một ít hạt carom trong nước rồi thêm một chút muối, uống trước khi ăn để có được hiệu quả tốt nhất.
Hạt carom (ajwain).
10. Hạt cây thì là
Hạt cây thì là có chức năng làm giảm đau bụng, khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Đun một ít hạt cây thì là trong nước và thêm một chút nước chanh. Uống trước bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa đau dạ dày.
11. Thực phẩm đơn giản
Bạn nên tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị và nhiều dầu mỡ vì chúng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh đau dạ dày. Hãy dùng những thực phẩm được chế biến đơn giản, ít gia vị, dễ tiêu hóa và giúp làm dịu dạ dày.
12. Chườm ấm bụng
Lăn nhẹ chai nước nóng trên bụng là cách cứu trợ khẩn cấp khi bị đau dạ dày. Lăn trong vòng năm phút rồi ngưng một thời gian, lặp lại quá trình này nhiều lần, cơn đau dạ dày sẽ giảm nhanh chóng.
Làm ấm bụng giúp giảm cơn đau dạ dày.
Theo VnExpress
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !