Sự chèn ép dây thần kinh là thực thể lâm sàng tương đối chung ở một số môn thể thao như là đua xe đạp, đeo nặng. Nó cũng phát sinh ở những người bệnh mà họ làm nghề nghiệp có động tác lặp đi lặp lại, nhất là họ bị một số tình trạng bệnh như giảm năng tuyến giáp, đái tháo đường, suy dinh dưỡng hay mang thai. Một số dây thần kinh dễ cảm thụ hơn những dây thần kinh khác và có thể bị chèn ép vì kết quả biến thiên giải phẫu học, thí dụcác bó sợi, cơ phụ, lồi xương, khuyết hẹp hoặc biến đổi giải phẫu của bản thân dây thần kinh.
Những hội chứng đó phát sinh ở vùng các dây thần kinh hứng chịu ngoại lực khi chúng đi qua các ống sợi xương có khuynh hướng ràng buộc với dây thần kinh. Các nguyên nhân bên ngoài bao gồm phù, tạo chai cứng, kết quả của sự gãy xương, sự dồn nén bên ngoài vì những động tác đặc thù hoặc do sự dồn nén cơ học. Dây thần kinh căng lên ở nơi có sự dồn nén.
Dây thần kinh nguồn của chi trên
Đám rối thần kinh cánh tay bắt nguồn từ nhánh trước cấp một của những dây thần kinh cổ C5, C6, C7, C8 và T1 (Hình 8.1). Nó bao gồm 8 rễ, thân, nhánh phân chia và dây. Rễ thấy ở giữa những cơ thang trước và cơ thang giữa ở cổ. Thân nằm trong tam giác sau của cổ. Những phân nhánh nằm sau xương đòn. Dây thì thấy trong hố nách, ở đó chúng chia thành các nhánh cuối. Các nhánh phát sinh chính là ở rễ và dây. Dây thần kinh trên xương bả vai là nhánh duy nhất từ thân ra. Những thần kinh chính đi từ các dây thương liên quan đến hội chứng chèn ép thần kinh là các dây thần kinh nách, xương quay giữa và xương trụ.
Nguyên nhân gây bệnh
Các hội chứng thần kinh – mạch ở chi trên có thể bao gồm một số phần của đám rối thần kinh cánh tay. Những tổn thương do nén của đám rối thần kinh cánh tay có thể do những nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài; các phức hợp triệu chứng hay gặp nhất dính líu đến thân dưới cùng, với đau và loạn cảm giác dọc bờ giữa của chi. Sức (nén) ở lối ra nơi ngực tác động tới thần kinh và mạch khi chúng đi qua từ cổ tới hốc nách. Ở gần, nó thường do dị dạng về giải phẫu ở vùng các cơ thang. Ở xa hơn, nó có thể do sự biến đổi cơ học, sinh học.
Do tính chất linh hoạt của vai, những cấu trúc thần kinh mạch có thể thay đổi hướng bằng một góc 180°. Mỏm quạ và tiểu ngực hoạt động như một nhánh thay đổi hướng và đây là một điểm chèn ép tiềm tàng (Karas, 1990).
Hình 8.1
Dị dạng cấu trúc và bẩm sinh bao gồm hội chứng xương sườn cổ, hội chứng cơ thang trước, băng xơ hay xơ cơ. Xương sườn cổ là những dị dạng xương chung nhất liên hợp với hội chứng chỗ thoát ngực (Hình 8.2). Dưới 10% người bệnh một xương sườn cổ sẽ có triệu chứng (Brown, 1983; Brown và Charlesworth, 1988). Sự phát triển không bình thường các cơ thang hoặc băng xơ dị dạng trong các cơ bắp có thể liên lụy đến thân trên của đám rối thần kinh cánh tay (Roos, 1982).
Sức ép động
Sức ép xương sườn – đòn luôn động, sự đưa cánh tay lên cao làm quay xương đòn ở khớp mỏm cùng vai đòn với xương ức đã thu hẹp khoảng cách xương sườn đòn. Khoảng này sẽ thu hẹp hơn nữa do hai vai thu vào, nhất là phải mang một vật nặng như ba lô. Thở vào sâu sẽ nâng xương sườn đầu tiên lên, thậm chí thu hẹp khoảng cách hơn nữa (Lord, 1971). Nguyên nhân thường thấy nhất của tổn thương do bên ngoài đối với đám rối thần kinh cánh tay là do đeo ba lô (Hirasawa và Sakakida, 1983). Những dây ở nách nén bó rối thần kinh chống lại xương đòn và bao nặng kéo dây đeo vai về phía sau làm tăng sức kéo, có thể chỉ liên quan đến các dây thần kinh nách hoặc xương quay hoặc tất cả bó rối thần kinh.
Việc sử dụng hình 8 giải băng trong điều trị sớm cho một trường hợp xương đòn gãy cũng có thể ép bó rối thần kinh cánh tay.
Sự ép chặt dây thần kinh riêng biệt ở chi trên
Dây thần kinh trên bả vai C5, C6 là một nhánh của thân trên của đám rối thần kinh cánh tay trong tam giác sau và đi qua lỗ trên xương bả vai vào hố trên xương mỏm vai. Ở đây nó tỏa ra các nhánh cơ đến trên mỏm gai và mạch chi khớp đến vai và các khớp mỏm cùng vai – đòn. Nó sẽ đi qua chỗ lõm gai xương bả vai – ổ chảo dẫn đến cơ dưới gai xương bả vai. Sự ép chặt trên bả vai có thể xảy ra ở lỗ trên bả vai do một chỗ lõm hẹp hoặc tới một chẽ đôi ngang dây chằng vai, xoắn dây thần kinh, sẽ ảnh hưởng đến cả hai cơ trên mỏm gai và dưới gai xương bả vai (Rengachary và cộng sự, 1979). 50% các trường hợp có thể bị một dây chằng gai xương bả vai – ổ chảo, một băng mạc tách trên mỏm gai rư từ dưới gai xương bả vai. Sự ép chặt ở đây chỉ liên lụy đến cơ dưới gai xương bả vai (Rengachary và cộng sự, 1979).
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Nén ép thần kinh vòng cung
Dây thần kinh vòng cung hay nách C5, C6 đi vào khoảng tứ giác nằm ở dưới khớp vai và dẫn đến cơ delta và cơ dài tròn nhỏ. Nó cũng dẫn tới da ở trên nửa dưới cơ delta. Nó có thể bị tổn thương trật khớp trước dưới của khớp vai. Các gai xương trên bờ dưới ổ chảo ở các cầu thủ nhà nghề giao bóng môn bóng chày đã dẫn đến tổn thương dây thần kinh mãn tính và sự nén ép của dây thần kinh nách và hội chứng của các mạch thể dịch cung sau ở khoang tứ giác.
Thần kinh thuộc xương quay C6, C7, C8 dẫn đến các đầu dài, giữa và bên của các cơ ba đầu, trước khi nó đi vào rãnh góc, ở đó nó tỏa dây thần kinh tới khuỷu tay, biểu bì bên dưới của cánh tay và biểu bì sau của cẳng tay. Rồi nó xuyên qua vách gian cơ bên và dẫn tới cánh tay và xương quay cánh tay. Ở mỏm cầu lồi bên, nó chìa thành các nhánh nông và sâu (gian xương sau). Nhánh nông đi xuống cẳng tay ở chỗ bên động mạch xương quay và xuyên qua mạc dày giữa rìa sau của xương quay cánh tay với xương quay cổ tay kéo dài thành dưới da. Nó đi tới da trên phía lưng của ngón tay cái và tỏa ba tia với một nửa ngón.
Gian xương sau cung cấp cho sự quay ngửa và xương quay duỗi thẳng cổ tay ngắn và đi qua giữa hai đầu của cái quay ngửa để tới tất cả các cơ duỗi khác ở ngăn sau cẳng tay.
Hình 8.2. Một xương sườn cổ
Sức ép của dây thần kinh xương quay
Dây thần kinh xương quay có thể bị ép ở nách bởi lực ép trực tiếp của đôi nạng chống nách. Ở những trường hợp gãy xương cánh tay giữa thứ ba giây thần kinh xương quay có thể bị nguy hiểm vì bản thân việc gãy xương hoặc bởi sự hình thành can. Sức nén ở mức độ này không ảnh hưởng tới các cơ 3 đâu nhưng liên quan tới cơ duỗi của cẳng tay. Vì đi qua nách cơ gian bên, nó có thể bị ảnh hưởng.
Dây thần kinh gian xương sau đi qua giữa hai đầu của bộ phận quay ngửa. Đầu nông có thể bị xơ một phần hoặc toàn bộ ở gốc của nó từ bên mỏm cầu lồi. Sự nén ép dây thần kinh ở vùng này có thể là vì:
- Một đầu nông hoàn toàn xơ, gọi đây là vòng cung Frohse (Spinner, 1968)
- Băng xơ ở phía xa rìa của bộ phận quay ngửa (Posner, 1990)
- Băng xơ ở mép gân sắc dọc theo xương quay duỗi cổ tay ngắn (Spinner, 1968)
- Một bó mạch máu xương quay hồi qui (Henry, 1963)
Thần kinh xương quay có thể bị chèn ép vì sức kéo lên nhánh nông của xương quay khi nó xuyên qua vách dày ở cổ tay (Hội chứng Wartenberg’s) gây đau và loạn cảm giác phía xương quay mặt sau cánh tay của bàn tay và ngón cái, lên sự gập và sự chuyển dòng xương trụ của cổ tay. Vấn đề này có xu hướng xảy ra ở các vận động viên phải lặp đi lặp lại việc quay sấp quay ngửa và gập xương trụ cổ tay, các băng cổ tay và còng tay cũng có thể có một hiệu ứng tương tự (Reltig, 1990).
Thần kinh giữa C5, C6, C7, C8, T1 chéo qua giữa khớp khuỷu tay tới động mạch cánh tay và gân của cơ hai đầu, đi qua dưới mạc hai đầu. Trong hố xương trụ nó tỏa ra các nhánh đầu tiên của nó đến các cơ từ nguồn chung cơ gấp và rời khỏi hố giữa hai đầu của cơ quay sấp dài và tròn. Trong 50% các trường hợp (Johnson và cộng sự, 1979) đã thấy một băng sợi trên dạng phía lưng của đầu nông. Nó đi qua dưới cung sợi của cơ gấp bề mặt ngón và đúng trên cổ tay và nằm sau bên tới gân dài lòng bàn tay. Nhánh nông lòng bàn tay đi qua bề mặt tới cơ gấp dây chằng vòng và dẫn đến phần thuộc xương quay của lòng bàn tay.
Dây thần kinh chính đi sâu qua dây chằng vòng cơ gấp. Một vài thay đổi của dây thần kinh giữa đã được miêu tả bởi Lanz (1977) (Hình vẽ 8.3). Ở điểm xa của dây chằng vòng trong 50% các trường hợp thì nhánh cơ vận động đến các cơ mô cái uốn cong trở lại đi qua gân của cơ gấp dài ở ngón tay cái để cung cấp cho các cơ mô cái, cơ giạng ngắn ngón tay cái, đối kháng ngón cái và đầu nông của cơ gấp ngón cái ngắn. Trong 33% các trường hợp nó tỏa ra nhánh cơ vận động dưới dây chằng vòng và đi theo hướng thông thường nhưng 20% nhánh cơ vận động xuyên qua dây chằng gần 2-6mm đến điểm xa của dây chằng tiếp với các cơ mô cái.
Sự chèn ép dây thần kinh giữa
Dây thần kinh giữa có thể bị chèn ép ở phần dưới thứ ba của cánh tay bời một dây chằng Struthers, một mạc hai đầu dầy không bình thường, nhưng nơi thường xuyên nhất của sự chèn ép trong vùng này là nơi mà dây thần kinh đi qua giữa hai đầu của cơ quay sấp dài và tròn cũng có thể bị chèn ép ở chỗ nó đi qua sâu tới một vòng cung sợi, ở gần lề của cơ gấp bề mặt ngón. Sự gấp chống lại của gân nông tới ngón giữa có chiều hướng làm nặng triệu chứng.
Sự chèn ép của thần kinh gian xương trước thường hay xảy ra sâu tới băng sợi của đầu dây cơ quay sấp tròn và dài hoặc ở gân gốc nông (Sharrard, 1968).
Originally posted 2011-12-13 13:01:21.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !