1. ĐẠI CƯƠNG
Thủy châm (hay tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh kết hợp Đông- Tây y, phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim theo học thuyết kinh lạc của YHCT với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm.
Có những loại thuốc tiêm có tác dụng toàn thân, có những loại thuốc chỉ có tác dụng tăng cường và duy trì kích thích của châm kim vào huyệt để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
2. CHỈ ĐỊNH
Giống như chỉ định của châm cứu. Thủy châm được dùng để chữa một số bệnh mạn tính như: thấp khớp, đau dạ dày, hen phế quản, đau đầu, mất ngủ, đau thần kinh tọa…
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Giống như chống chỉ định của châm cứu: Người bệnh đau bụng cần theo dõi ngoại khoa, bệnh tim nặng, trạng thái tinh thần không ổn định, vừa mới lao động mệt, đói.
Không được dùng những thuốc mà người bệnh có mẫn cảm, dị ứng, các loại thuốc có tác dụng kích thích gây xơ cứng, hoại tử các vùng có dây thần kinh và các cơ…Không thủy châm vào những huyệt ở vùng cơ mỏng, phía dưới là tạng phủ, khớp, dây chằng, gân cơ, dây thần kinh, mạch máu…
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện: Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4.2. Phương tiện
– Bơm tiêm vô trùng 5 – 10ml, dùng riêng cho từng người bệnh.
– Khay men, kẹp có mấu, bông, cồn 70q.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Thiết bị điều trị nhiệt
[GoldLife GL16] Máy vật lý trị liệu đa năng GoldLife GL-16 phiên bản mới
– Thuốc tiêm: Thuốc có chỉ định tiêm bắp, theo chỉ định của bác sỹ điều trị.
– Hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ.
4.3. Người bệnh:
Người bệnh được khám và chẩn đoán theo YHHĐ và YHCT. Tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng tùy theo vị trí định tiêm.
* Trước khi điều trị cần giải thích cho Người bệnh hiểu rõ đặc điểm của phương pháp điều trị này và những phản ứng thông thường có thể xảy ra như: đau, căng tức, nặng, nề vùng tiêm…
4.4. Hồ sơ bệnh án:
Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo qui định.
Chọn huyệt và thuốc thích hợp. Nên chọn những huyệt có phản ứng rõ rệt làm huyệt chính (A thị huyệt) và chia nhóm huyệt để mỗi lần tiêm không quá nhiều huyệt làm Người bệnh đau, thường chọn 5 – 6 huyệt cho một lần thủy châm.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
5.1. Kiểm tra hồ sơ
Xem hồ sơ có đúng với người bệnh không ? Các chỉ định cần làm ?
5.2. Kiểm tra người bệnh
Kiểm tra tình trạng người bệnh hiện tại, tư thế nằm, bộc lộ các vùng định thủy châm.
5.3. Thực hiện kỹ thuật
Bước 1. Lấy thuốc vào bơm tiêm
Bước 2. Thử phản ứng thuốc theo quy định
Bước 3. Tiến hành thủy châm theo các thì sau:
Thì 1: Sát trùng da vùng huyệt,
Tay trái: Dùng hai ngón tay ấn và căng da vùng huyệt
Tay phải: Châm kim nhanh qua da, đẩy kim tới huyệt, Người bệnh thấy cảm giác tức nặng tại vị trí kim châm
Thì 2: từ từ bơm thuốc vào huyệt, mỗi huyệt từ 0,5- 3 ml thuốc.
Thì 3: Rút kim nhanh, sát trùng vị trí tiêm.
5.3 Liệu trình điều trị:
Thủy châm một ngày một lần, mỗi lần thủy châm vào 2- 5 huyệt.
6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
6.1. Theo dõi
Theo dõi tại chỗ và toàn thân
6.2. Xử trí tai biến
– Sốc phản vệ: Xử trítheo phác đồ
– Vựng châm:
Triệu chứng: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.
Xử lý: rút kim ngay, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Day bấm các huyệt Thái dương, Nội quan. Theo dõi mạch, huyết áp.
– Chảy máu khi rút kim: dùng bông vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.
Theo QUYẾT ĐỊNH Số: 792/QĐ-BYT, ngày 12 tháng 03 năm 2013 Của Bộ Y Tế
“VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH CHÂM CỨU”
Originally posted 2018-08-13 07:00:20.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !