Hình Ảnh Châm Cứu Huyệt Thiên Xung – Vị Chí, Tác Dụng
HÌNH ẢNH
TÊN HUYỆT
Xung = xung yếu. Huyệt ở vùng đầu = thiên, là nơi giao hội của kinh túc Thiếu dương và kinh túc Thái dương, cũng là nơi tương ứng với huyệt Thông Thiên. Kinh khí của 2 kinh lưu thông và xung yếu, vì vậy gọi là Thiên Xung (Trung Y Cương Mục).
TÊN KHÁC
Thiên Cù.
XUẤT XỨ
Giáp Ất Kinh.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
VỊ TRÍ
Sau huyệt Suất Cốc 0,5 thốn, ở trên và sau tai, trong chân tóc 2 thốn, vùng cơ tai trên.
ĐẶC TÍNH
• Huyệt thứ 9 của kinh Đởm.
• Huyệt hội với kinh Thủ + Túc Thái Dương.
TÁC DỤNG
Thanh lợi Đởm nhiệt, trấn kinh, an thần.
CHỦ TRỊ
Trị đầu đau, động kinh, lợi răng sưng đau.
CHÂM CỨU
Châm thẳng 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng. Ôn cứu 3 – 5 phút.
GIẢI PHẪU
• Dưới da là cơ tai trên, xương thái dương.
• Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.
PHỐI HỢP HUYỆT
Phối Phong Trì (Đ.20) + Bá Hội (Đc 20) + Giác Tôn (Ttu 20) + Đầu Duy (Vi 8) + Hợp
Cốc (Đtr.4) trị đầu đau, động kinh (Châm Cứu Học Giản Biên).
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !