(ĐTĐ) – Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trường đại học Rochester Medical Center, Mỹ vừa trình bày một lý thuyết mới về cơ chế của châm cứu.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Neuroscience cho thấy, châm cứu hoạt động bằng cách kích hoạt các cảm thụ quan về sự đau đớn hay các phân tử trong khu vực của cơ thể nơi cây kim được châm vào.
Maiken Nedergaad và các đồng nghiệp đã châm những chiếc kim nhỏ vào các điểm tương đương với các huyệt ở người xung quanh khu vực gần đầu gối của chuột, đồng thời xoay những cây kim này liên tục như những nhà Đông y hay làm. Họ phát hiện những con chuột đã giảm hẳn các phản ứng về các cơn đau do viêm chân gây ra. Đồng thời cũng thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung mô cục bộ của chất truyền thần kinh hoặc một phân tử truyền tín hiệu thông qua dây thần kinh, được gọi là adenosine (C10H13N5O4).
Các cảm thụ quan trọng nghiên cứu, được coi là các cảm thụ quan adenosine A1, nằm trên các sợi thần kinh truyền tín hiệu đau đớn, khi được kích hoạt, chúng sẽ làm giảm hoạt động của các sợi thần này. Việc sử dụng thêm những loại thuốc để hỗ trợ cho sự hoạt động của các cảm thụ quan A1 hoặc quá trình trao đổi chất adenosine có thể cải thiện lợi ích lâm sàng của châm cứu.
Theo World Scientist – Suckhoedoisong.vn
(ĐTĐ) – Ngày 16/11/2010, Hội nghị lần thứ 5 Uỷ ban liên Chính phủ về Bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc UNESCO diễn ra tại Kê-ni-a đã quyết định đưa Châm cứu Trung y vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO. |
Originally posted 2010-09-19 00:18:42.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !