(ĐTĐ) – Cháu tôi năm nay học lớp 1 nhưng đã 40kg. Vừa rồi đưa đi khám sức khoẻ, cháu chưa mắc bệnh gì, nhưng gia đình rất lo, liệu rằng tương lai gần cháu có mắc các bệnh về xương khớp như báo đài đã đưa tin không? (Trần Việt Hoa – Nghệ An)
Trả lời:
Béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường, rối loạn chuyển hoá mỡ máu, tự ti, trầm cảm, ung thư… Đối với trẻ nhỏ, mắc bệnh béo phì khiến các cháu càng tự ti, ngại tiếp xúc với các bạn, vận động kém và đặc biệt ảnh hưởng nhiều tới hệ cơ xương khớp.
Trẻ em cần tập luyện thể thao để tránh béo phì
Khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối khiến trẻ kêu đau nhức, mỏi chân tay, lưng. Điều này khiến trẻ bị biến dạng về xương, chân bị vòng kiềng, khớp biến dạng và về lâu dài gây thoái hoá khớp, gây đau đớn và khó khăn trong vận động và sinh hoạt cho trẻ. Trẻ bị béo phì, các bậc cha mẹ nên cho con tham gia các hoạt động ngoài trời thường xuyên, giảm chế độ ăn nhiều calo, nên tập luyện thể thao, đi bộ, chơi các môn thể dục nhịp điệu… và phối hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nguồn Suckhoedoisong.vn
Originally posted 2010-11-26 10:46:15.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !