(ĐTĐ) – Theo thống kế, có tới 50% bệnh nhân gặp thầy thuốc vì các triệu chứng đau. Thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng nhưng vẫn cần phải dùng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, phần lớn những người sử dụng thuốc giảm đau không những sử dụng sai phương pháp mà còn không để ý đến những tác dụng phụ của các loại thuốc này.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, thuốc giảm đau có thể giảm một số đau đớn nhưng cần phải thận trọng khi sử dụng. Chúng ta cần phải tuân theo 3 nguyên tắc sau khi sử dụng thuốc giảm đau:
Dùng theo đúng chỉ định
Trước hết, thuốc giảm đau nên được dùng theo hướng dẫn. Hiệu quả của thuốc liên quan chặt chẽ đến liều và khoảng thời gian uống thuốc. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân nên sử dụng theo công dụng của các loại thuốc và các điều kiện cụ thể của bệnh nhân. Tuy nhiên, trong thực tế một số người muốn giảm đau nhanh nên đã sử dụng quá liều cho phép, một số người dùng thuốc bất cứ khi nào họ nhớ ra.
Điều này rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Chúng ta nhớ rằng, thuốc giảm đau là một loại thuốc, dùng thuốc giảm đau quá nhiều sẽ làm tổn hại đến sức khỏe, trong khi dùng quá ít hoặc uống thuốc giảm đau bất cứ khi nào chúng ta muốn sẽ không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta nên dùng thuốc giảm đau theo đúng liều, đúng chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp, nếu những cơn đau không giảm, bệnh nhân nên gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
Nếu phải dùng thuốc giảm đau thì nên dùng sớm
Nhiều người thường chịu đựng cơn đau đầu, đau dây thần kinh hoặc đau khớp. Họ nghĩ rằng, cơn đau sẽ biến mất sau đó. Đồng thời, họ cho rằng, thuốc giảm đau gây hại cho cơ thể con người. Thậm chí, một số người cho rằng, dùng thuốc giảm đau nhiều sẽ gây nghiện. Vì vậy, họ sẽ không dùng thuốc giảm đau cho đén khi những cơn đau thật sự ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ.
Tuy nhiên, các bác sĩ không đồng ý với điều này. Họ đề nghị chúng ta không nên chấp nhận bất cứ cơn đau khi phải dùng thuốc giảm đau. Khi cơn đau chỉ xảy ra, đó là thời gian dễ dàng nhất để chữa bệnh. Đôi khi, chúng ta bỏ lỡ cơ hội để chữa khỏi bệnh. Do vậy, khi đau nên uống thuốc giảm đau .
Không uống thuốc giảm đau với cà phê
Như chúng ta đã biết, ngoại trừ một số loại thuốc đặc biệt, hầu hết các thuốc nên được uống với nước. Cola, nước trái cây hoặc sữa không được khuyên dùng để uống thuốc. Trà và cà phê là thức uống cấm kỵ để uống thuốc. Khi người dùng thuốc giảm đau cùng với đồ uống này, nó sẽ làm giảmchức năng của thuốc giảm đau và có thể sẽ bị ảnh hưởng hoặc tác dụng của thuốc hoàn toàn biến mất. Điều này có thể ảnh hưởng đến dạ dày của người bệnh. Đặc biệt, khi thuốc giảm đau với cà phê nó còn gây ra tác dụng phụ, hiệu quả của thuốc giảm đau sẽ mất đi hoặc suy yếu. Nói cách khác, thuốc trở nên vô ích hay có hại. Theo hướng dẫn của các bác sĩ, rượu vang và cà phê bị cấm khi dùng thuốc giảm đau.
Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc giảm đau:
Tiêu hóa: Tác dụng phụ thường xảy ra khi uống thuốc giảm đau đó là đầy bụng, nóng rát vùng thượng vị, viêm loét dạ dày tá tràng; chảy máu, thủng dạ dày, hành tá tràng.
Huyết áp cao: Theo nghiên cứu cho thấy, nếu dùng thuốc giảm đau sẽ tăng hả năng bị cao huyết.
Hại gan, thận: Những loại thuốc giảm đau chứa paracetamol có thể làm tổn thương gan một cách nghiêm trọng nếu dùng sai cách hoặc dùng quá liều, thậm chí có thể gây suy gan cấp tính và tử vong. Ngoài ra, dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây tổn thương thận. Vì vậy phải tuyệt đối dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Yếu xương: Các nghiên cứu gần đây cho thấy, thuốc giảm đau có thể làm tăng rủi ro gãy xương ở người trên 60 tuổi, nhất là khi sử dụng nhóm thuốc này với liều lượng lớn hơn 50mg.
Nghiện thuốc: Nhiều người được bác sĩ cho dùng thuốc giảm đau liều cao. Điều này rất dễ gây nghiện nhất là những người sử dụng thuốc trong thời gian dài.
Nguồn Vnmedia.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !