(ĐTĐ) – Nếu như chân bạn hay bị chuột rút, sưng, tê và mỏi thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo máu lưu thông kém.
Thường thì máu di chuyển khắp cơ thể, cho phép bạn chuyển động dễ dàng cũng như giúp duy trì trái tim hoạt động. Máu lưu thông chậm thường khiến cho chân bạn bị chuột rút, tê và sưng. Tình trạng này có thể do các một số bệnh tật hoặc có thể báo hiệu những vấn đề phát triển bất thường trong các mạch máu.
Bệnh mạch máu ngoại vi
Người mắc bệnh mạch máu ngoại biên được đặc trưng bởi các mạch máu hẹp nằm bên ngoài của tim và não. Tình trạng này càng trở nên xấu đi dưới tác động bởi nhiệt độ lạnh, căng thẳng cảm xúc… Điều này có thể dẫn tới những thiệt hại về cấu trúc các mạch máu, dẫn đến giảm lưu thông máu ở chân, cánh tay hoặc các bộ phận cơ thể khác.
Nhiều chuyên gia sức khỏe giải thích rằng bệnh mạch máu ngoại vi sẽ làm hạn chế lưu thông máu trong những động mạch dẫn đến tim, não và tứ chi. Thủ phạm chính là do chất béo tích tụ trong động mạch. Đây là nguyên nhân chính trong việc gây ra các vấn đề liên quan đến lưu thông mạch máu ngoại vi.
Viêm, suy tĩnh mạch
Việc tắc nghẽn dòng chảy của máu qua các tĩnh mạch như một cục máu đông cũng có thể dẫn đến suy tĩnh mạch. Thường thì van trong tĩnh mạch của chân sẽ tự động ngăn máu chảy sai hướng và thực hiện chức năng chuyển tiếp lưu lượng máu như một phần chức năng bình thường của tĩnh mạch.
Dãn tĩnh mạch da chi dưới
Tuy nhiên nếu các van trong tĩnh mạch có vấn đề sẽ có thể ngăn chặn lưu lượng máu ở vùng này, gây ra sự rò rỉ trong các tĩnh mạch. Tình trạng này sẽ ngăn chặn quá trình lưu thông bình thường và là nguyên nhân gây sưng và mỏi chân.
Để khắc phục điều này bệnh nhân cần phải tập luyện thể dục nhiều hơn và quản lý trọng lượng cơ thể ổn định, đặc biệt ưu tiên những bài tập nâng chân.
Tiểu đường
Tiểu đường là một tình trạng mãn tính đặc trưng bởi mức độ cao của glucose trong máu. Biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường là vấn đề với lưu thông mạch máu. Đặc biệt biến chứng này càng tăng lên nếu bệnh nhân bị tiểu đường có chế độ ăn uống hoặc duy trì chất lượng cuộc sống không lành mạnh.Nếu bạn đang bị tiểu đường, bạn nên quản lý lượng đường trong máu thông qua các loại thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ và lập kế hoạch dinh dưỡng hợp lý để làm giảm nguy cơ biến chứng. Ngoài ra, không quên tập thể dục hàng ngày nhằm quản lý trọng lượng và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Xơ cứng động mạch
Đây là nguyên nhân bổ sung gây áp lực đến động mạch và hạn chế lưu lượng máu đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Tình trạng này có liên quan đến xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Trong trường hợp tổn thương thành động mạch, bệnh mạch máu ngoại biên cũng như suy tĩnh mạch và tuần hoàn kém từ quản lý bệnh tiểu đường thì việc lựa chọn lối sống không lành mạnh như chế độ ăn uống nhiều chất béo, mức độ cholesterol cao và ít tập thể dục sẽ khiến lưu thông máu không được cải thiện khiến hiện tượng này trở nên tồi tệ hơn.
Theo livestrong – afamily.vn
Originally posted 2010-09-04 14:21:27.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !