(ĐTĐ) – Khi mang thai, nhiều chị em thường có cảm giác bị đau nơi khung xương sườn. Tại sao? Theo giới chuyên môn, triệu chứng đau xuất hiện ở ngay và dưới các xương sườn do dạ con của thai phụ phát triển gây nên.
Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bụng của chị em ngày càng to lên và bị dãn ra, đồng thời lúc này dạ con cũng phát triển về kích cỡ, đẩy lên về phía trên, khiến các xương sườn bị chèn ép, gây đau.
Bên cạnh đó, trong suốt thời gian thai nghén, ngực của thai phụ sẽ không ngừng gia tăng về kích cỡ, kéo hai vai gập về phía trước. Tình trạng này khiến phần lưng trên và cổ bị kéo căng thường xuyên, kết quả là thai phụ sẽ cảm thấy bị đau ở khung xương sườn.
Ngoài ra, khung xương sườn của thai phụ không chỉ bị nới lỏng mà còn bị phình nở ra, nhằm tạo thêm không gian cho thai nhi và tăng cường dung tích phổi, tạo thuận lợi cho quá trình hô hấp, vì thế cũng tạo áp lực lên khung xương sườn.
Tình trạng đau xương sườn trong suốt quá trình mang thai sẽ gây nhiều khó chịu cho các thai phụ trong lúc ngồi. Để giảm sự khó chịu này, khi ngồi, chị em hãy cố giữ cho lưng thẳng và đẩy vai về phía sau. Tránh tư thế đi thõng vai, vì sẽ tạo áp lực lên vùng bụng, kết quả là thai phụ sẽ bị đau hơn.
Trong thời gian này, thai phụ cần mặc quần áo rộng rãi nhằm giảm áp lực cho vùng bụng. Thường xuyên thay đổi áo ngực cho phù hợp, không nên mặc bó quá. Thỉnh thoảng, thai phụ nên giơ hai tay lên khỏi đầu để nhấc khung xương sườn khỏi phần bụng một lát, nhằm giảm áp lực cũng như giảm đau cho xương sườn.
Thai phụ cũng có thể luyện tập bằng cách vươn vai, ưỡn ngực. Động tác này rất có ích trong việc giảm đau. Vì khi đó, vai của thai phụ sẽ được nâng lên và hạ xuống, giúp nhấc xương sườn khỏi áp lực từ vùng bụng. Hoặc thai phụ cũng có thể nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia xoa bóp, châm cứu để giúp giảm nhẹ triệu chứng đau xương sườn trong khi mang thai.
Theo Orble – Nguồn Phunuonline.com.vn
Originally posted 2011-03-09 03:31:22.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !