(ĐTĐ) – “Cháu được xếp vào phòng bệnh nhân nặng nhất của khoa, một số trường hợp khác đã vĩnh viễn mù một bên mắt. Chỉ sợ…”, chị Mai bỏ lửng câu nói giữa chừng, đôi mắt ầng ậng nước.
Chỉ lo con mù mắt
Gặp mẹ con bệnh nhi Nguyễn Văn Tiến (12 tuổi ở Tự Lập, Mê Linh, Hà Nội) vừa trở về từ phòng phẫu thuật, chị Mai mẹ bé Tiến kể, 26 Tết cháu kêu đau nhức với bên mắt phải sưng tấy đỏ.
Đúng vào lúc cao điểm cuối năm nhưng chị Mai đã phải nghỉ làm để đưa con đến Vĩnh Yên khám. Tại đây các bác sĩ nói mắt cháu có mủ rồi chuyển xuống Bệnh viện Mắt Trung ương. Khi ấy đã là những ngày cuối cùng của năm, sau mấy ngày nằm điều trị các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương đã kê đơn cho Tiến về để kịp ăn Tết cùng gia đình.
“Những tưởng cháu đã khỏi, nào ngờ đến thứ 6 ngày 6/3 những cơn nhức mắt, đau đầu tái phát. Đợt đau này còn dữ dội hơn lần trước, cháu không ăn không ngủ, không thể đến lớp được, tay lúc nào cũng ôm đầu kêu. Tôi lại phải tất tả đưa con trở lại Bệnh viện Mắt Trung ương”, chị Mai nói.
Chi Mai cho biết thêm, sau 3 ngày điều trị tích cực, sáng 9/3 Tiến được mổ do biến chứng Glocom khiến viêm mủ nội nhãn. “Cháu được xếp vào phòng bệnh nhân nặng nhất của khoa, một số trường hợp khác đã vĩnh viễn mù một bên mắt. Chỉ sợ…”, chị Mai bỏ lửng câu nói giữa chừng, đôi mắt ầng ậng nước.
TS. Vũ Anh Tuấn, trưởng khoa Glocom cho biết, theo nghiên cứu của khoa thì ước tính số lượng người mắc Glocom trên toàn quốc khoảng 665.160 người với tỷ lệ mắc ở người trên 40 tuổi chiếm 2,41%, tỷ lệ nghi ngờ chiếm 6,63%.
Mẹ con bệnh nhi Nguyễn Văn Tiến (12 tuổi ở Tự Lập, Mê Linh, Hà Nội) vừa trở về từ phòng phẫu thuật. |
Về nguyên tắc bệnh hay xuất hiện ở những người có người thân từng mắc bệnh này với độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, trên thực tế cũng đã xuất hiện nhiều trường hợp trẻ em cũng mắc căn bệnh nguy hiểm này.
94% người dân được hỏi không biết bệnh Glocom
BS. TS Nguyễn Xuân Hiệp, Phó Giám đốc BV Mắt Trung ương cho biết thêm, Glocom (dân gian thường gọi là bệnh thiên đầu thống hay cườm nước) được dùng để gọi một nhóm bệnh có những đặc điểm chung là nhãn áp tăng quá mức chịu đựng của mắt, lõm, teo địa thị thần kinh và tổn hại thị trường đặc hiệu.
“Glocom là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây mất thị lực, thậm chí có thể gây mù vĩnh viễn. Glocom đứng thứ hai (sau bệnh đục thể thủy tinh) trong các nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng tránh được ở hầu hết các khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam”, BS. TS Hiệp nói.
Điều đáng lưu ý là theo một nghiên cứu của BV Mắt TW năm 2011 đối với nhóm người trên 35 tuổi tại 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình cho thấy 94% người dân tham gia khám sàng lọc còn lơ mơ hoặc không nghe, không biết gì về bệnh Glocom.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Ngoài ra, theo BS. TS Hiệp thì một vấn đề đáng báo động là người dân thường lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt, không có chỉ định của thầy thuốc khiến cho mắt có thể bị Glocom do tra corticoid kéo dài.
Theo BS. TS Hiệp thì trên thị trường có bán các loại thuốc nhỏ mắt có chứa steroids để điều trị chứng ngứa, khô mắt, viêm kết mạc, điều này có thể dẫn đến mắt bị Glocom nếu dùng trong thời gian dài. Theo thống kê tại BV Mắt TW, bệnh nhân bị Glocom góc mở, có tiền sử tra corticoid tại mắt kéo dài chiếm 31,7%, trong đó số người trong độ tuổi lao động (25- 59 tuổi) chiếm tới 63,1%.
Các chuyên gia nhãn khoa cảnh báo nhiều bệnh nhân mắc Glocom nhập viện trong tình trạng muộn với tình trạng thị lực rất thấp. Với những trường hợp này nguy cơ mù lòa khá cao. Thậm chí, có nhiều bệnh nhân đến điều trị nhưng cũng không tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc và phác đồ điều trị nên hiệu quả cũng không cao.
Nguồn News.zing.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !