(ĐTĐ) – Loãng xương đang tác động vào 1/3 nữ giới và 1/5 nam giới trên 50 tuổi. Đây là một trong những căn bệnh phát triển nhanh nhất trên thế giới, chỉ đứng sau các bệnh về tim mạch.
Tập thể dục, bỏ thuốc lá và cai rượu
Tập thể dục mang lại hiệu quả rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập thể dục thực sự không thể làm tăng tỉ trọng của xương. Ðối với chứng loãng xương, tập thể dục nhằm làm giảm các nguy cơ gãy xương trong té ngã, bởi vì khả năng giữ thăng bằng được cải thiện hay sức cơ được tăng lên.
Các nghiên cứu chưa thể xác định được các hình thức tập thể dục nào thì tốt cho chứng loãng xương hay phải tập trong bao lâu mới có hiệu quả. Cho đến khi các nghiên cứu có kết quả, các bác sĩ đã đề nghị các bài tập dựa trên khả năng mang trọng lượng cơ thể, như là đi bộ, tốt nhất là nên tập mỗi ngày.
Cần nên chú ý tránh những bài tập có thể làm tổn hại các xương đã bị yếu. Ðối với những bệnh nhân trên 40 tuổi và những người có bệnh lý về tim, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, khi tập thể dục nên có sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ. Các cấp độ cao của tập thể dục ( vd, chạy marathon) có thể không tốt cho xương. Chạy marathon ở phụ nữ trẻ giúp giảm cân và rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt điều này thực sự có thể dẫn đến chứng loãng xương .
Hút thuốc một gói mỗi ngày trong suốt giai đoạn trưởng thành có thể làm mất đi từ 5%-10% khối lượng xương. Hút thuốc làm giảm lượng estrogen và có thể gây mất xương ở phụ nữ trước khi mãn kinh. Hút thuốc có thể làm cho sự mãn kinh tới sớm hơn và tăng nguy cơ loãng xương. Ngoài ra nó cũng có khả năng làm mất tác dụng tích cực bảo vệ xương của liệu pháp bồi hoàn estrogen đối với phụ nữ sau mãn kinh. Vì thế, không nên hút thuốc mà bất chấp tình trạng hiện tại của xương.
Các dữ liệu về tác động của việc dùng thường xuyên rượu và các chất caffeine đối với chứng loãng xương không rõ ràng như tập thể dục và thuốc lá. Dùng hơn 2 cốc rượu mỗi ngày có thể làm tăng sự mất xương, hơn 2 cốc coffe cũng có thể gây mất xương. Nhưng tác động đó không có ý nghĩa nhiều như các yêu tố khác. Tuy nhiên, sử dụng điều độ rượu và các chất caffeine nên cẩn thận.
Phòng ngừa loãng xương ở người sử dụng corticosteroid kéo dài.
Sử dụng kéo dài corticosteroid như Prednisone, Cortisone và Prednisolone có thể gây ra loãng xương. Các thuốc corticosteroid làm giảm hấp thu calcium từ ruột, tăng thải calcium qua thận, và thúc đẩy quá trình đưa calcium ra khỏi xương. Để phòng ngừa loãng xương khi sử dụng các thuốc trên kéo dài, người bệnh nên :
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Cung cấp đầy đủ calcium (1000mg mỗi ngày trên người tiền mãn kinh; 1500 mg mỗi ngày đối với người sau mãn kinh) và vitamin D. (Dùng calcium đơn độc không kèm vitamin D sẽ không ngăn ngừa được loãng xương do corticosteroid).
Trao đổi với bác sĩ về khả năng dùng alendronate hay risedronate vì cả hai đều có tác dụng phòng ngừa và điều trị loãng xương do corticosteroid.
Ở những bệnh nhân bắt đầu quá trình dùng corticosteroid dài hạn nên đặt vấn đề chụp DEXA với bác sĩ trước khi thực hiện và theo dõi kỹ tình trạng loãng xương trong suốt lúc điều trị.
Theo dõi điều trị loãng xương – Có nên làm DEXA ở các bệnh nhân đang dùng thuốc chống loãng xương hay không?
Các tổ chức y tế có uy tín khác đã xác định rằng dùng DEXA thường qui để theo dõi điều trị hay ngăn ngừa loãng xương không mang lại một lợi ích gì. Về mặt khoa học thì còn quá sớm để nói rằng đo đậm độ xương là một cách để theo dõi điều trị loãng xương. Đơn giản là các bác sĩ không biết dùng những số liệu đo đậm độ xương một cách thường qui này như thế nào trong suốt quá trình điều trị. Nguyên nhân là do:
Thứ nhất : đậm độ xương thay đổi rất chậm với điều trị nên các thay đổi thường nhỏ hơn độ sai số của máy. Nói một cách khác, chụp DEXA thường qui thì không thể phân biệt được đâu là sự tăng thực sự đậm độ xương do điều trị hay chỉ là những dao động nhỏ trong mỗi lần đo của bản thân máy chụp.
Thứ hai : mục đích thật sự của điều trị loãng xương là làm giảm khả năng gãy xương về sau. Hiện tại không có một mối tương quan rõ rệt nào giữa tăng đậm độ xương với giảm nguy cơ gãy xương khi điều trị. Một ví dụ là thuốc alendronate đã cho thấy làm giảm tới 50% nguy cơ gãy xương trong khi chỉ làm tăng đậm độ xương một vài phần trăm.
Thứ ba : các số liệu về đậm độ xương đo trong quá trình dùng thuốc cũng không giúp ích cho người bác sĩ lên kế hoạch hay bổ sung thêm gì về điều trị. Ví dụ như trong trường hợp chụp DEXA thấy vẫn tiếp tục giảm đậm độ xương thì vẫn chưa có cơ sở nghiên cứu nào cho thấy phải thay đổi cách điều trị, điều trị phối hợp hay tăng gấp đôi liều thì mới an toàn và có hiệu quả làm giảm tỉ lệ gãy xương về sau.
Thứ tư : và rất quan trọng, là thậm chí có giảm thêm đậm độ xương khi điều trị thì điều đó vẫn khá hơn tình trạng thoái hoá xương nếu không điều trị.
Thứ năm : các nghiên cứu gầy đây cho thấy những phụ nữ vẫn bị mất xương sau năm đầu dùng phương pháp điều trị thay thế bằng hormon, thì đậm độ xương sẽ tăng sau 2 năm tới, trong khi những người tăng đậm độ xương trong năm đầu lại có khuynh hướng xấu đi sau 2 năm điều trị tiếp theo. Do đó, đậm độ xương trong quá trình điều trị dao động tự nhiên và điều này không tương ứng với tác dụng bảo vệ gãy xương của thuốc.
Với tất cả lý do trên thì đo đậm độ xương trong quá trình điều trị không được xem là có lợi. Tuy nhiên, trong tương lại, nếu các nghiên cứu đang tiến hành tìm ra được cách điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc điều trị phối hợp để ngăn ngừa tối đa khả năng gãy xương thì các quan điểm trên sẽ thay đổi rõ rệt.
Phòng ngừa gãy xương chậu ở người già loãng xương.
Tổ chức FDA đã cho phép dùng áo bảo vệ hông để ngăn ngừa gãy xương chậu ở người già bị loãng xương.
Trên thương trường hiện này là Hipsaver và Safehip. Chúng đặc biệt có ích cho những bệnh nhân sống trong trại dưỡng lão.
Tương lai của điều trị loãng xương.
Các nghiên cứu về loãng xương đang phát triển một cách nhanh chóng. Trong tương lai chúng sẽ đem lại các phương pháp điều trị mới cho căn bệnh tốn nhiều tiền này.
Một số ví dụ như tiêm hormon, hormon cận giáp đã đang cho thấy làm tăng đáng kể đậm độ xương ở người bị loãng xương.
Phương pháp điều trị mới này hiện nay vẫn chưa được thương mại hóa. Điều trị bằng hormon cận giáp đòi hỏi phải tiêm trong da mỗi ngày và đã được chứng minh là có kết quả đầy hứa hẹn trên người bị mắc bệnh loãng xương ở cả 2 giới.
Tóm lược về loãng xương.
Loãng xương liên quan đến sự mỏng đi của xương (cả về khối lượng lẫn đậm độ) do thiếu hụt calcium và protein xương.
Loãng xương là xương suy yếu và gia tăng nguy cơ gãy xương.
Khối lượng xương giảm sau 35 tuổi, và giảm nhanh hơn ở phụ nữ sau mãn kinh.
Các yếu tố nguy cơ của loãng xương bao gồm di truyền, ít vận động, thiếu calcium cũng như vitamin D, thiếu estrogen, hút thuốc, uống rượu và dùng một số loại thuốc.
Bệnh nhân loãng xương thường không có triệu chứng cho tới khi bị gãy xương.
X-quang làm hướng tới chẩn đoán và đo đậm xương cho chẩn đoán xác định.
Điều trị loãng xương bao gồm luyện tập thể dục, cung cấp calcium, vitamin D, dùng estrogen và các loại thuốc làm tăng đậm độ xương, ngưng uống rượu và hút thuốc.
Theo Bacsigiadinh.vn
Originally posted 2010-08-18 10:31:28.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !