(ĐTĐ) – Dù được xem là phái mạnh, nhưng… khung xương của nhiều quý ông không thực sự vững chắc do thói quen ăn uống, vận động…
Có nhiều nguyên nhân tác động xấu đến khung xương của nam giới. Đầu tiên là cân nặng, ngày nay đàn ông “đô con” hơn xưa, vì thế khung xương phải chịu lực nhiều hơn. Bên cạnh đó, món ăn lại phong phú, nên trọng lượng cơ thể càng tăng nhanh. Theo TS Lê Bạch Mai – Viện phó Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) thì càng tiêu thụ nhiều đạm cơ thể càng mất nhiều canxi.
Vận động không đúng mức làm tăng nguy cơ loãng xương
“Cây cầu” xương cốt đã rệu rã theo thời gian, đã vậy còn bị “rút ruột” thì rất dễ gãy. Một nguyên nhân nữa cũng khiến khung xương đàn ông ngày càng yếu, đó là ít vận động. Lại cũng có người vận động không hợp lý. Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Văn Quang – Hội Chấn thương chỉnh hình TP.HCM cho biết, nhiều người thường rơi vào trường hợp tập quá tải, nhất là những người chơi tennis.
Thói quen phì phèo thuốc lá cũng làm xương bị giảm chất lượng. Cuối cùng là sự chủ quan, ít quan tâm đến sức khỏe, bà Judy – Hiệp hội Loãng xương quốc tế cho rằng, người dân vùng châu Á ít quan tâm đến khung xương của mình. Hậu quả là điều trị tốn kém.
TS Lê Bạch Mai cho rằng, việc gìn giữ khung xương cần thực hiện ngay từ khi bà mẹ mang thai, đảm bảo đúng theo nhu cầu dinh dưỡng. Từ sau khi sinh ra đến 25 tuổi cần chú ý dùng món ăn tốt cho xương như: rau xanh đậm, cá, hải sản, sữa, đậu hũ và các loại hạt.
Sau 30 tuổi, khung xương bắt đầu giảm chất lượng. Điều cần biết là khi đã giảm chất lượng thì mọi nỗ lực kể cả uống canxi, vitamin D, sữa có thêm canxi vẫn chỉ giúp cho quá trình này tạm ngừng lại chứ không thể nâng chất lượng xương so với ban đầu.
Để giữ gìn vóc dáng cơ thể, cách tốt nhất là đo độ loãng xương trong mỗi kỳ kiểm tra sức khỏe tổng quát, kèm theo đó là chú ý chế độ dinh dưỡng.
Cho đến nay, chế độ dinh dưỡng của người Việt Nam nói chung cung cấp không đủ canxi, vì thế trong bữa ăn hàng ngày cần dùng thêm từ 200ml – 500ml sữa tùy loại. Trong trường hợp không dùng được sữa thì có thể dùng các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… Khi ăn, cần chọn các món có lợi cho khung xương của cơ thể như: hột vịt lộn luộc hoặc xào me, đầu cá hồi nướng muối ớt, sườn non nấu với đậu (ăn cả sụn), lươn bằm xúc bánh đa, cháo bồ câu đậu xanh (ăn cả xương), xúp cua, cá cơm chiên giòn, cá bống trứng kho tiêu…
Bên cạnh thay đổi thói quen ăn uống, cần phải bỏ thói quen hút thuốc và uống rượu.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Điều cần nhớ là việc bổ sung canxi, vitamin D tốt nhất là qua các loại thực phẩm thiên nhiên. Việc uống viên bổ sung nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Về vận động, cần tập thể dục theo đúng độ tuổi, đi bộ thể dục mỗi ngày 20 – 30 phút cũng giúp cho khung xương vững chắc.
Nguồn Phunuonline.com.vn
Kết quả nghiên cứu về xương của bốn triệu người châu Á, trong đó có Việt Nam, do Công ty Fonterra New Zealand thực hiện, kết thúc vào cuối năm 2010 cho thấy, người Việt Nam có nhiều vấn đề cần quan tâm về xương. Trước 30 tuổi cứ ba người thì có một người bị nguy cơ cao loãng xương, 50% dân số ở tuổi 50 có nguy cơ loãng xương. Riêng về phái nam: 35 tuổi có 46% nguy cơ loãng xương. Việt Nam là nước có tình trạng xương ở nam giới xấu nhất trong khu vực. |
Originally posted 2011-01-05 13:33:41.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !