(ĐTĐ) – Nhiều người đang dùng canxi để phòng và điều trị loãng xương nhưng theo các chuyên gia, nếu chỉ dùng canxi đơn độc thì không có tác dụng mà còn gây thêm bệnh cho cơ thể. GS.TS Trần Ngọc Ân, chủ tịch Hội Xương khớp Việt Nam cho biết, loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương, giảm khối lượng xương trong cơ thể, làm cho xương giòn, dễ gẫy.
Xương thường gẫy ở các vị trí quan trọng như cổ xương đùi, cổ tay, xương chậu, xương sống… làm biến dạng cột sống, sẹo đốt sống, còng, gù… Khi bị loãng xương chỉ bổ sung canxi là không đủ bởi theo cơ chế về tái tạo xương thì có sự hoạt động của hai tế bào tạo xương và huỷ xương.
Tuỳ từng đối tượng mà sử dụng các chế phẩm canxi cho hợp. Canxi là dạng thực phẩm bổ sung nhưng để chuyển lượng canxi đó vào xương cần phải có những vitamin như D, các loại chất khoáng… vì vậy, sử dụng chế phẩm canxi cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bị bệnh loãng xương, sau khi làm các xét nghiệm thì tuỳ theo từng người mà phải dùng thuốc ức chế sự huỷ xương hay thuốc tạo xương.
Hải sản – món ăn nhiều canxi
Việc bổ sung canxi bằng các thuốc hoặc chế phẩm giàu canxi (sữa giàu canxi, canxilciferol, các loại thuốc có canxi, vitamin D, Biphotphonat…) phải có sự theo dõi chặt chẽ bởi khi sử dụng những sản phẩm này sẽ làm tăng canxi huyết. Khi canxi huyết canxi có thể lắng đọng ở cầu thận hay ống thận (gây sỏi thận) và đưa đến suy thận – một biến chứng nguy hiểm.
Hơn nữa, khi sử dụng một hàm lượng canxi cao (cơ thể không hấp thu hết) thì canxi sẽ hút nước ở thành ruột vào và làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, sỏi thận, rối loạn vận động, thậm chí gây loét dạ dày, tá tráng.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định, nguyên nhân gây loãng xương là do chế độ ăn không cung cấp đủ canxi, chất đạm và vitamin D. Nếu chỉ bổ sung canxi mà ăn không đủ chất đạm có thể dẫn đến loãng xương.
Nhưng nếu ăn quá nhiều chất đạm cũng là một nguyên nhân làm tăng đào thải canxi qua thận, do đó làm tăng nguy cơ loãng xương. Đặc biệt, vitamin D rất cần thiết cho việc sử dụng một cách hiệu quả chất canxi.
Thiếu vitamin D, cơ thể cũng không hấp thu được canxi và do đó cũng là một nguy cơ gây loãng xương. Vitamin D có thể vào cơ thể qua ăn uống hoặc qua tiếp xúc với ánh mặt trời.
Vì vậy, để phòng loãng xương ngay từ nhỏ và đặc biệt lứa tuổi thanh thiếu niên, trong chế độ ăn cần đảm bảo canxi cùng với vitamin D để tránh còi xương và đảm bảo bộ xương phát triển tốt và đạt tới đỉnh canxi – độ tập trung canxi (mật độ xương) vào tuổi 25 – 30. Khi có bộ xương chắc khoẻ ở lứa tuổi trưởng thành sẽ tránh được loãng xương ở giai đoạn sau.
Theo KHDS
Originally posted 2010-08-25 14:58:25.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !