(ĐTĐ) – Bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng trong một đơn vị thể tích mà hậu quả là gãy xương một cách tự nhiên hoặc sau một chấn thương rất nhẹ, đặc biệt là sự lún một hay nhiều đốt sống gây biến dạng cột sống.
Loãng xương thường tiến triển rất âm thầm. Nó được ví như “một kẻ giết người thầm lặng” vì chỉ khi khối lượng xương giảm đến 30% thì mới có các biểu hiện trên lâm sàng. Có những trường hợp chỉ đến khi gãy xương mới được phát hiện có loãng xương. Rất đáng tiếc khi đã có gãy xương thì tình trạng loãng xương đã rất nặng.
Vì sao bị loãng xương?
Ở những nước đang phát triển, chế độ ăn quá giàu chất đạm không tương xứng với lượng canxi được đưa vào cơ thể là một trong những nguyên nhân làm giảm khối lượng xương. Thói quen uống rượu, hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng xương. |
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương. Tuy nhiên có thể tới một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Tuổi: Tuổi càng cao mật độ xương càng giảm. Ở người già có sự mất cân bằng giữa sự tạo xương và huỷ xương, chức năng của các tế bào tạo xương bị suy giảm là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất xương ở người già. Một nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự mất xương ở người già là sự suy giảm hấp thu canxi ở ruột và sự giảm tái hấp thu canxi ở ống thận. Tham gia vào hấp thu canxi ở ruột có vai trò của tiền vitamin D, là một chất được tổng hợp từ ánh sáng mặt trời mà ở người già thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường giảm.
Bình thường – Loãng xương
Khối lượng xương đỉnh: là khối lượng của mô xương lúc kết thúc giai đoạn trưởng thành. Trong quá trình phát triển, sự tạo xương lớn hơn sự mất xương, khối lượng xương tăng dần để đạt tới giá trị tối đa được gọi là khối lượng xương đỉnh. Thường tốc độ hình thành xương cao ở xung quanh tuổi dậy thì, đạt độ đỉnh ở tuổi 30. Khối lượng xương đỉnh ở tuổi trưởng thành là một trong những yếu tố quyết định khối lượng xương của cơ thể. Hai yếu tố quan trọng quyết định sự khác nhau của khối lượng xương đỉnh là yếu tố di truyền và mức canxi trong chế độ ăn.
Cân nặng và chiều cao: Ở những người nhẹ cân sự mất xương xảy ra nhanh hơn và tần suất gãy cổ xương đùi và xẹp đốt sống do loãng xương cao hơn. Ngược lại, cân nặng cao là một yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng mất xương thông qua việc tăng tạo xương. Cũng như cân nặng, chiều cao cũng ảnh hưởng đến mật độ xương. Những người tầm vóc nhỏ có khối xương thấp hơn nên dễ có nguy cơ loãng xương.
Yếu tố dinh dưỡng: Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của bộ xương. Như trên chúng tôi đã trình bày chế độ ăn không đầy đủ canxi sẽ ảnh hưởng đến sự đạt được đỉnh cao của khối xương và sự mất xương sau này. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh với hai ly sữa giàu canxi mỗi ngày có tốc độ mất xương chậm hơn rõ rệt so với không uống sữa. Ở những nước đang phát triển, chế độ ăn quá giàu chất đạm không tương xứng với lượng canxi được đưa vào cơ thể là một trong những nguyên nhân làm giảm khối lượng xương. Thói quen uống rượu, hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng xương.
Yếu tố vận động: Sự giảm vận động ở những nguời lớn tuổi là một yếu tố nguy cơ dẫn đến sự mất xương. Sự vận động của các cơ kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Tình trạng mãn kinh: Ở phụ nữ sự mất xương xuất hiện sớm hơn từ 15 – 20 năm so với nam giới do hậu quả của sự suy giảm chức năng buồng trứng một cách nhanh chóng sau mãn kinh. Người ta cũng thấy khối lượng xương thấp và tốc độ mất xương nhanh ở những phụ nữ bị cắt bỏ buồng trứng (mãn kinh do phẫu thuật).
Các bệnh lý gây loãng xương: Các bệnh cường giáp, suy giáp, cường cận giáp, cường tuyến thượng thận, đái tháo đường, cắt dạ dày ruột, rối loạn tiêu hoá kéo dài, suy thận, xơ gan, các bệnh khớp mạn tính…
Các yếu tố khác: Việc sử dụng một số thuốc như corticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông kéo dài. Người ta cũng đề cập đến yếu tố di truyền, tình trạng sinh nở…
Originally posted 2010-12-14 10:39:14.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !
- 1
- 2