(ĐTĐ) – Khi tuổi tác tăng lên cơ thể bị lão hóa, các tế bào sụn vốn đã không có chức năng sinh sản và tái tạo lại giảm chức năng tổng hợp collagen và mucopolysaccharid, làm cho sụn kém dần tính đàn hồi và chịu lực, chất nhờn sụn khớp giúp cho việc bôi trơn, cử động khớp dễ dàng cũng theo đó mà giảm xuống.
Bệnh thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể như khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, khớp cổ tay… nhưng phổ biến nhất là khớp gối vì khớp gối chịu lực nhiều nhất của cơ thể. Khớp bị thoái hoá sẽ có quá trình viêm kèm theo nên khớp thường bị sưng to gây ra triệu chứng đau đớn, khó khăn vận động khớp…
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối:
Có nhiều nguy cơ làm tăng nhanh quá trình thoái hóa khớp gối như:
– Dị dạng bẩm sinh cơ xương khớp (lệch trục khớp, dây chằng lỏng lẻo, khớp bất đối xứng). Thường gặp hai dạng bất thường trục của chi dưới là: gối vẹo trong (genu varum) tức là khi đứng thẳng hai gối tách nhau ra: hình thái này thường gặp. Gối vẹo trong thì chuyển trọng tâm của gối vào phía trong làm tăng sức nặng đè lên khoang trong gối nên thường dẫn tới thoái hoá khớp ở bên trong. Ngược lại, gối vẹo ngoài (genu valgum) hai gối sáp lại gần nhau, nhưng cổ chân thì lại tách xa nhau. Với gối vẹo ngoài thì biểu hiện thoái hóa khớp ngược lại.
– Trọng lượng cơ thể cũng là một yếu tố thuận lợi, người béo phì hay bị thoái hóa khớp gối hơn người bình thường.
– Ngoài thoái hóa khớp gối do tuổi tác còn gặp thoái hóa khớp gối thứ phát sau các chấn thương: gãy các xương đùi, xương chày, xương bánh chè nội khớp; đứt dây chằng khớp gối; thương tổn sụn chêm (là nguyên nhân thường gặp vì sụn chêm có vai trò như tấm đệm trung gian giữa xương đùi và xương chày); nhiễm khuẩn khớp gối, viêm khớp dạng thấp…
Biểu hiện của thoái hóa khớp gối:
– Đau khớp gối: đau kiểu cơ học, đau tăng khi vận động, đi lại nhiều, lên xuống cầu thang, ngồi gấp gối lâu, khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại. Đau giảm khi nghỉ ngơi.
– Hạn chế vận động, khó khăn khi thực hiện động tác gập và duỗi gối. Cử động khớp gối có thể nghe tiếng lạo xạo trong khớp.
– Có thể có cứng khớp buổi sáng dưới 30 phút: Khớp cứng và khó cử động vào buổi sáng khi bắt đầu vận động, thường cải thiện nhanh sau khi người bệnh cố gắng cử động.
– Khó cử động khớp sau một thời gian bất động, cố gắng một lúc sẽ cử động được.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
– Teo cơ cẳng chân hoặc cơ đùi do ít vận động.
– Khớp gối có thể sưng to, có nước, nhưng không viêm.
– Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X. Dần dần đưa đến tình trạng mất chức năng vận động.
Điều trị thoái hóa khớp gối:
Trong giai đoạn đầu, thường áp dụng những biện pháp không phẫu thuật: Giảm cân, thay đổi lối sống như tránh ngồi xổm, tránh ngồi xếp bằng, hạn chế leo cầu thang hay leo dốc, hạn chế khiêng vác nặng. Có thể mang nẹp gối trong giai đoạn đang bị đau. Với phụ nữ: không nên dùng giày cao gót. Phát hiện và sửa chữa nắn chỉnh các dị dạng xương khớp ở người lớn và trẻ em kịp thời.
– Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau tốt, với mục đích chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp: thường chỉ định mát xa và các biện pháp dùng nhiệt lượng.
– Về tập luyện: có thể tập các bài tập như chạy bộ khi khớp chưa có tổn thương trên X quang, nghĩa là khe khớp vẫn còn bình thường. Đi bộ hoặc đạp xe đạp tại chỗ là các biện pháp tập luyện tốt.
– Phòng tránh loãng xương, cần có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất, đặc biệt là calci.
– Thuốc kháng viêm: các thuốc này giúp giảm quá trình viêm, giảm sưng và giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên thuốc này thường gây tác dụng phụ đặc biệt trên đường tiêu hoá cho nên khi dùng phải theo dõi cẩn thận.
– Tiêm corticoid vào khớp gối: đem lại hiệu quả rõ rệt và có thể kéo dài tác dụng đến vài tháng. Tuy nhiên, rất thận trọng khi dùng thuốc này vì nguy cơ nhiễm trùng khớp gối rất lớn. Khớp gối bị nhiễm trùng thì rất khó chữa trị. Do vậy, không được tiêm quá 2 đợt/năm.
– Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: glucosamine sulfat, diacerhein, chondroitin sulfat, acid hyaluronic.
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, sau khi dùng thuốc một thời gian mà không thấy hiệu quả thì sẽ áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa: Nội soi khớp; Đục xương chỉnh trục; Thay khớp nhân tạo.
Nguồn Daidoanket.vn
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !