(ĐTĐ) – Số người mắc bệnh xương khớp ở Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt ở nhóm trung niên và người cao tuổi.
Theo TS.BS Trần Đắc Nghĩa, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Saint Paul, biến chứng dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân bị mắc bệnh xương khớp là cứng khớp, tàn phế, không còn khả năng lao động, chịu đau đớn trong thời gian dài, gây khó khăn trong sinh hoạt… Với những bệnh nhân này, nếu được điều trị thay khớp thì có thể trả lại hoạt động sinh hoạt tương đối bình thường, trong thời hạn khoảng 10 – 30 năm (tùy theo từng loại khớp).
Tự làm bệnh nặng hơn
Theo tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc, Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, vì xương khớp là nhóm bệnh gần như gắn liền với hệ thống miễn dịch của cơ thể nên bệnh nhân thường rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu, thời tiết. Khí hậu ở Việt Nam dù nóng hay lạnh đều có độ ẩm khá cao so với các nước vùng ôn đới, áp suất không khí cao là những yếu tố khiến bệnh khớp trở thành căn bệnh phổ biến
Một ca phẫu thuật thay khớp tại bệnh viện. Ảnh: K.Linh.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác như tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng cao làm tăng tỷ lệ người bị thoái hóa xương khớp (chủ yếu ở người già); các vụ tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt xảy ra nhiều; tình trạng lạm dụng rượu; bệnh nhân nhiễm HIV tăng; đối tượng phụ nữ ở các vùng nông thôn phải lao động nặng nhọc… Đặc biệt là tình trạng lạm dụng các loại thuốc chứa corticoid ngày càng phổ biến (dẫn đến giòn xương)…
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bệnh ngày càng nặng hơn do sự thiếu hiểu biết của người bệnh khi lạm dụng thuốc, gây ra nhiều tai biến như chảy máu và thủng dạ dày, tăng huyết áp, dễ nhiễm khuẩn, tăng đường trong máu, loãng xương, suy tuyến thượng thận (dẫn đến tử vong).
Thậm chí, nhiều bệnh nhân còn dùng thuốc nam dài ngày vì cho rằng không độc hại mà không biết rằng nhiều loại thuốc nam không đạt tiêu chuẩn, thuốc bị trộn nhiều thuốc tây có chứa corticoid khiến không ít bệnh nhân phù nề, suy giảm sức khỏe. Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo, các loại thực phẩm chức năng như Luxy Samin, Glucosamine… chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không phải là thuốc đặc trị các bệnh về khớp.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Nên phẫu thuật thay khớp ở bệnh viện chuyên khoa
Theo TS.BS Trần Đắc Nghĩa, trong số các bệnh nhân đến điều trị viêm khớp, có một tỷ lệ không nhỏ buộc phải thay khớp (chủ yếu là khớp háng, khớp gối).
Tuy nhiên, có một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là rất nhiều bệnh viện, kể cả các bệnh viện tuyến huyện cũng tham gia thực hiện phẫu thuật thay khớp cho bệnh nhân, trong khi trình độ chuyên môn của các bác sĩ thực hiện kỹ thuật này còn hạn chế. Trong khi, đây là một kỹ thuật chuyên khoa sâu đòi hỏi phải được đào tạo và thực hành bài bản, kỹ lưỡng. Việc điều trị không đúng chuyên môn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng cho bệnh nhân sau mổ như nguy cơ bị nhiễm trùng, trật khớp, lỏng, tụt phương tiện… hoặc đau đớn hơn nhiều.
Khi bệnh nhân có biểu hiện như viêm, sưng nóng, đau các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối…cần đến các cơ sở chuyên khoa khớp để được khám và điều trị đúng. Việc điều trị phải kiên trì, tuân thủ lịch tái khám do bác sĩ đưa ra. Tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ thay đổi liều thuốc và hướng dẫn chế độ luyện tập phù hợp.
Theo Baodatviet.vn
Originally posted 2010-08-28 09:56:05.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !