Sai khớp (hay trật khớp) cùng đòn là tổn thương rất hay gặp (chiếm 20-25% trong các loại sai khớp). Thường xảy ra do bệnh nhân bị ngã đập vai xuống đường, vật cứng.
1. Nguyên nhân
Khi gặp sai khớp cùng đòn bệnh nhân sẽ rất đau khi vận động khớp vai, nhìn thấy đầu ngoài xương đòn nhô lên cao ở bờ ngoài vai.
Đây là chấn thương vai thường gặp, đặc biệt là ở các vận động viên xe đạp, đá bóng, bóng rổ…
Trật khớp cùng đòn khi lực tác động vào phía ngoài xương đòn dẫn đến trật khớp ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Ở mức độ nhẹ, trung bình thì các dây chằng liên quan căng giãn hoặc đứt một phần. Ngược lại ở các trường hợp nặng thì các dây chằng néo giữ xương đòn xuống dưới bị đứt, khi đó đầu ngoài xương đòn bị bật lên, có thể thấy da phía ngoài nhô lên.
Khi gặp sai khớp cùng đòn bệnh nhân sẽ rất đau khi vận động khớp vai, nhìn thấy đầu ngoài xương đòn nhô lên cao ở bờ ngoài vai.
2. Triệu chứng khi bị trật khớp cùng đòn
Thường sau chấn thương ngã đập vai xuống nên cứng. Bệnh nhân thấy đau ở đầu ngoài xương đòn. Bệnh nhân có thể đau mà không đưa tay lên quá đầu hoặc không nằm nghiêng về phía tổn thương. Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ thấy đau âm ỉ tại vị trí khớp cùng đòn, đau tăng lên khi bắt chéo tay (cross – arm) hoặc nâng vật nặng.
Mỗi mức độ tổn thương khác nhau sẽ có những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng riêng biệt:
– Đau khớp qua đòn, hạn chế vận động đau vai. Không đau vùng gian – qua đòn.
– Đầu ngoài xương đòn nhô lên một chút so với mỏm cùng vai. Ấn thấy đau vùng gian qua đòn.
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
– Đau tăng dần, đầu ngoài xương đòn trật ra sau so với mỏm cùng vai.
– Da bị gồ lên.
– Vai phẳng, mỏm cùng vai nhô lên rõ. Có thể bị gãy xương đòn, xương sườn hoặc tổn thương đám rối cánh tay kèm theo.
3. Điều trị khi bị sai khớp cùng đòn
Tùy vào mức độ và trị tổn thương mà thầy thuốc sẽ đưa ra phương pháp điều trị tương ứng:
– Bảo tồn: Đó là các trường hợp bệnh nhân bị nhẹ giãn hoặc đứt dây chằng cùng – đòn hoặc dây chằng quạ – đòn. Trong suốt thời gian điều trị phải tái khám chụp phim kiểm tra ít nhất 2 lần, sau khi tháo áo Desault phải tập vận động thụ động và chủ động để tăng cường sức cơ, tránh teo cơ cứng khớp và lấy lại biên độ vận động bình thường của khớp vai.
Khi bị trật (sai) khớp cùng đòn, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để sớm được thăm khám và điều trị đúng phác đồ
– Phẫu thuật: Có nhiều phương pháp phẫu thuật như:
- Phẫu thuật cố định khớp cùng đòn;
- Cố định xương đòn và mỏm quạ.
Khi bị trật (sai) khớp cùng đòn, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để sớm được thăm khám và điều trị đúng phác đồ. Tránh bị những thương tật không đáng có nếu tự ý chữa trị như bóp thuốc, bó thuốc theo các lang băm.
Content retrieved from: https://suckhoedoisong.vn/khong-nen-chu-quan-khi-bi-sai-khop-cung-don-169211217134358468.htm.
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !