(ĐTĐ) – Nguyên nhân chính là do môi trường làm việc ít vận động, ngồi lâu, ngồi nhiều với tư thế không phù hợp
Các chứng như đau cơ, mỏi cơ, cứng vai, đau lưng, đau khớp tay, khớp gối, bong gân, đau do chấn thương ở xương, chấn thương thể thao… đang ngày càng phổ biến, gây khó chịu và mệt mỏi, suy giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp tốt để phòng ngừa đau nhức cơ, xương, khớp.
Nhiều phiền toái
Các triệu chứng như đau thắt lưng, đau khớp vai hoặc gối… thường được xem là bệnh của tuổi trung niên hoặc cao niên do bộ máy vận động đã già nua. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động, đặc biệt là nhân viên văn phòng, có các triệu chứng này ngày một tăng.
Các vị trí thường gặp nhất là đau mỏi vai, cổ, gáy và thắt lưng. Nguyên nhân chính là do môi trường làm việc ít vận động, ngồi lâu, ngồi nhiều với tư thế không phù hợp. Ngoài ra, tiếp xúc với máy lạnh thường xuyên có thể làm co mạch máu, hạn chế sự tuần hoàn của máu đến nuôi các mô cũng là nguyên nhân. Các triệu chứng ban đầu thường nhẹ nhưng nếu không có biện pháp điều chỉnh kịp thời sẽ diễn biến kéo dài, gây phiền toái, ảnh hưởng công việc và sinh hoạt.
Có thể là triệu chứng bệnh nặng
Khi bị đau cơ, xương, khớp, nhiều người thường nghĩ ngay tới thuốc giảm đau và tự ra hiệu thuốc mua. Thực ra, phải hết sức lưu ý trong việc lựa chọn loại thuốc giảm đau nào, dạng gì để không gây hậu quả đáng tiếc. Tốt nhất là bệnh nhân phải đến bác sĩ khám để biết điều gì gây nên các triệu chứng này. Đau cơ, xương, khớp đôi khi chỉ là hậu quả của một tư thế ngồi gò bó nhưng cũng có thể là triệu chứng đầu tiên của một bệnh nặng như viêm khớp dạng thấp, viêm đa cơ tự miễn, thậm chí là triệu chứng của một ung thư di căn vào xương.
Trong điều trị, nếu chỉ đau mỏi khớp do tư thế hoặc do thoái hóa thì thông thường chúng tôi vẫn chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau chứa một số hoạt chất có tác dụng giảm đau nhanh chóng, chẳng hạn như diclofenac (một hoạt chất thuộc nhóm NSAIDs, được công nhận trong y văn về tính giảm đau nhanh và kháng viêm hiệu quả). Tuy nhiên, dù có sử dụng dược phẩm giảm đau dạng nào thì tốt nhất vẫn nên trao đổi trước với bác sĩ điều trị.
Khi đau cơ, xương, khớp kéo dài quá một tuần, đặc biệt đau nhiều về đêm hoặc có một số triệu chứng kèm theo như gầy sút cân, ho kéo dài, rối loạn tiêu hóa… cần đến bác sĩ để khám kịp thời. |
Để phòng tránh các chứng đau cơ, xương, khớp, chúng ta không nên ngồi một tư thế gò bó quá 45 phút; ngồi đúng tư thế bằng cách luôn giữ ngực thẳng, cằm hơi cúi về phía trước, lưng và cột sống cùng nằm trên một đường thẳng và thường xuyên thay đổi tư thế ngồi; khi ngủ, nên kê gối cao vừa phải; tranh thủ tập thể dục tại nơi làm việc bằng các động tác nhẹ nhàng (vận động, đi lại, vươn vai, xoay cổ tay); có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý.
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Lan (Trưởng Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai)
Nguồn Nld.com.vn
Máy vật lý trị liệu Bộ Quốc phòng
Công ty Cổ phân TSun Việt Nam
[DoctorHome DH14] Máy trị liệu đa năng DoctorHome DH-14 (tiêu chuẩn)
Hỗ trợ cơ xương khớp chi dưới
Thông tin về y học chỉ mang tính tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng cho mình và người thân. Với mỗi người việc đáp ứng với các liệu trình điều trị là khác nhau tùy thuộc cơ địa bản thân !